Tên thương mại và những điều cần biết

Chủ đề   RSS   
  • #504050 06/10/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Tên thương mại và những điều cần biết

       Tên thương mại là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ đề cập một số nội dung cơ bản cần nắm khi nhắc đến đối tượng này.

         1. Khái niệm

    Tại khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 (LSHTT) có đưa ra khái niệm như sau:

    Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”

    Từ đó, chúng ta có thể chỉ ra được các đặc điểm của tên thương mại:

    + Bản chất cấu thành: Chỉ là tên gọi (gồm các ký tự, từ ngữ, số,… nhằm tạo thành tên). Đây là một trong những đặc điểm cho thấy sự khác biệt giữa tên thương mại so với nhãn hiệu. Bởi, nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

    + Chức năng: Giúp phân biệt giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

    + Phạm vi: Trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

    Trong đó, khu vực kinh doanh được hiểu là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

           2. Căn cứ xác lập quyền

    Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

    Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thương mại, chủ thể có tên thương mại phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện thời gian, lãnh thổ, lĩnh vực trong đó tên thương mại đã được chủ thể đó sử dụng.

            3. Điều kiện bảo hộ

    Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

    Trong đó, tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

    (1) Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;

    (2)  Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

    (3) Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

         4Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại

    Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.

          5. Thời hạn bảo hộ

    Luật không có quy định bởi vì về bản chất chỉ cần tên thương mại thỏa mãn điều kiện được sử dụng hợp pháp và có khả năng phân biệt thì nó sẽ đương nhiên được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại. Theo đó, chúng ta có thể hiểu thời hạn bảo hộ đối với tên thương mại là vô thời hạn (trừ các trường hợp mà doanh nghiệp đó giải thể, phá sản).. 

          6. Sử dụng tên thương mại

    Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.

           7. Hành vi xâm phạm tên thương mại

    Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

    Trong đó, chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá. 

     

     

     

     

     

     

     
    1456 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #504087   06/10/2018

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 87 lần


    Việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với thương mại sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. 

    Theo đó, mức xử phạt thấp nhất đối với hành vi này là phạt cảnh cáo còn mức phạt cao nhất là phạt tiền với mức tiền phạt lên đến 250.000.000 đồng

     
    Báo quản trị |