Tất tần tật chính sách dành cho lao động nữ

Chủ đề   RSS   
  • #401750 07/10/2015

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Tất tần tật chính sách dành cho lao động nữ

    “Không chỉ giỏi việc nước, mà còn đảm việc nhà” – câu này thường được dùng để ví cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam. Ngày nay, cứ 100 phụ nữ trong độ tuổi lao động thì có 73.5 người đang làm việc và có 6.7% lao động nữ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.

    Phụ nữ ngày nay đang chiếm lĩnh vị trí đỉnh cao của tri thức, khoa học và công nghệ tiên tiến. Nắm được vai trò quan trọng của phụ nữ trong xã hội, đặc biệt là để bù đắp những thiệt thòi, hy sinh của phụ nữ, Nhà nước đã có những cơ chế, chính sách ưu đãi dành cho các lao động nữ.

    Dưới đây là các chế độ, chính sách dành cho lao động nữ:

    1. Quyền bình đẳng

    Cụ thể, lao động nữ được quyền bình đẳng trong:

    - Tuyển dụng.

    - Đào tạo.

    - Tiền lương.

    - Khen thưởng.

    - Thăng tiến.

    - Trả công lao động.

    - Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

    - Điều kiện lao động, an toàn, vệ sinh lao động.

    - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

    - Các chế độ phúc lợi khác về vật chất, tinh thần.

    2. Được ưu tiên tuyển dụng

    Lao động nữ được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc khi đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ.

    3. Được cải thiện điều kiện lao động

    Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp với nơi làm việc theo quy định của Bộ Y tế.

    4. Được khám chuyên khoa phụ sản khi khám sức khỏe định kỳ

    Việc khám chuyên khoa phụ sản được thực hiện theo danh mục do Bộ Y tế ban hành.

    5. Được nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh và hưởng nguyên lương

    Cụ thể, trong thời gian hành kinh, lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 30 phút và tối thiểu 03 ngày trong 01 tháng.

    Thời gian nghỉ này vẫn được hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động.

    Đồng thời, thời gian nghỉ cụ thể do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận cho phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

    6. Được nghỉ 60 phút mỗi ngày với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi

    Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, sữa, nghỉ ngơi.

    Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động.

    7. Được người sử dụng lao động bố trí phòng vắt, trữ sữa mẹ

    Người sử dụng lao động có trách nhiệm lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.

    Phòng vắt trữ, sữa mẹ phải là phòng có không gian riêng biệt, tối thiểu 6m2, có nguồn nước sạch, có nguồn điện, bảo đảm vệ sinh, được trang bị tủ lạnh, ghế, bàn; khăn giấy hoặc khăn lau, máy hút sữa, bình tiệt trùng (nếu có thể).

    8. Được đơn phương chấm dứt hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai

    - Trong trường hợp, lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động.

    Đồng thời, phải kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

    Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

    - Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ.

    Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

    9. Được hỗ trợ chi phí gửi trẻ

    Căn cứ điều kiện cụ thể, người sử dụng lao động xây dựng phương án, kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ, xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo đối với lao động nữ có con trong độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo bằng tiền mặt hoặc hiện vật.

    Mức và thời gian hỗ trợ do người sử dụng lao động thỏa thuận với đại diện lao động nữ.

    10. Người sử dụng lao động nữ cũng được hưởng quyền lợi

    - Trong trường hợp, người sử dụng lao động đầu tư xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cơ sở y tế, công trình văn hóa và các công trình phúc lợi khác, nếu đủ điều kiện về quy mô, tiêu chuẩn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa.

    - Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động thì được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật nhà ở.

    - Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ được Nhà nước hỗ trợ như sau:

       + Được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

       + Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

    Các nội dung này căn cứ theo Nghị định 85/2015/NĐ-CPBộ luật lao động 2012.

     
    27262 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    tamnt133 (07/10/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #401791   07/10/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Đọc nghị định này chỉ thắc mắc mỗi quy định này ở điều 7. Thắc mắc ở chỗ không biết có bao nhiêu trong số 40 triệu lao động nữ ở Việt Nam có nhu cầu vắt sữa khi con đã trên 12 tháng tuổi, không hiểu lúc đó vắt thì sẽ ra cái gì nhỉ

    5. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    THANHKIEU95 (23/10/2015)
  • #401796   07/10/2015

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    ntdieu viết:

     Thắc mắc ở chỗ không biết có bao nhiêu trong số 40 triệu lao động nữ ở Việt Nam có nhu cầu vắt sữa khi con đã trên 12 tháng tuổi, không hiểu lúc đó vắt thì sẽ ra cái gì nhỉ

    Vắt thì sẽ ra sữa đó bạn. Nhiều bà mẹ nếu cho con bú đều đặn thì vẫn tiết sữa đến khi nào con dừng bú mới thôi đấy.

    Còn câu hỏi có bao nhiêu bà mẹ có nhu cầu này thì....chịu

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    THANHKIEU95 (23/10/2015)
  • #401797   07/10/2015

    suponge
    suponge
    Top 200
    Male
    Lớp 3

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2015
    Tổng số bài viết (418)
    Số điểm: 4213
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 106 lần


    ntdieu viết:

    Đọc nghị định này chỉ thắc mắc mỗi quy định này ở điều 7. Thắc mắc ở chỗ không biết có bao nhiêu trong số 40 triệu lao động nữ ở Việt Nam có nhu cầu vắt sữa khi con đã trên 12 tháng tuổi, không hiểu lúc đó vắt thì sẽ ra cái gì nhỉ

    5. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.

     

    TRUTH viết:

     

     Nói đâu xa, chiều về khi đường đông nghẹt thì mấy chú công an vẫn cho leo lề hoặc đi vào phần đường ngược chiều để giảm tải đó thôi. Nay gọi là hợp pháp nhưng phải hợp lý.

     

     

    Hình như ngược ngược bác ạ, hợp

    Bác đang nói về nhà máy sữa vinamilk à =)))

     
    Báo quản trị |