Tạt sơn, chất bẩn vào nhà người khác để đòi nợ có bị truy cứu TNHS?

Chủ đề   RSS   
  • #591506 26/09/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2150)
    Số điểm: 75060
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tạt sơn, chất bẩn vào nhà người khác để đòi nợ có bị truy cứu TNHS?

    Những hành vi tạt sơn hay chất bẩn như dầu, mắm tôm,… vào nhà người khác nhằm trả thù chuyện riêng hay đe dọa đòi nợ cũng không còn hiếm đối với người dân. Các đối tượng thực hiện hành vi này ngày càng bạo gan, theo đó người dân càng lo sợ, hoang mang hơn khi không biết tiếp theo các đối tượng này sẽ còn làm ra những chuyện như thế nào nữa? Liệu hành vi này có vi phạm pháp luật hay không và có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

    Theo đó, sơn dầu đều là các chất khó tẩy rửa và có mùi do đó khi tạt sơn dầu vào nhà người khác sẽ làm bẩn, hư hỏng tài sản nhà người đó gây thiệt hại về vật chất cho gia đình đó. Còn về tinh thần việc luôn bị tạt sơn, dầu vào khiến khiến cho những người trong nhà lo sợ; bất an, hoang hoang làm tâm lý của họ luôn bất ổn.

    Hành vi tạt sơn dầu vào nhà người khác nhằm mục đích nào đều là hành vi vi phạm pháp luật; là hành vi gây rối và làm hư hỏng tài sản nhà người khác. Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, hành vi tạt sơn, dầu vào nhà

    Hành vi tạt sơn, chất bẩn vào nhà người khác bị xử phạt ra sao?

    Xử phạt hành chính hành vi tạt sơn, chất bẩn vào nhà người khác

    Việc ném mắm tôm, tạt sơn vào nhà người khác sẽ làm bẩn và gây mất vệ sinh chung. Trong đó, để xử lý hành vi gây mất vệ sinh chung tại nhà ở, cơ quan, nơi làm việc… tại điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

    Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng đối với một trong những hành vi đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu.

     Như vậy, hành vi ném mắm tôm, tạt sơn vào nhà người khác để đòi nợ có thể bị phạt đến 05 triệu đồng.

    Hình thức xử phạt bổ sung

    Ngoài ra hành vi này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Trục xuất đối với người thực hiện hành vi này là người nước ngoài.

    Biện pháp khắc phục hậu quả

    Theo đó, người vi phạm hành chính tại hành vi này, ngoài phạt tiền, áp dụng hình thức xử phạt mà còn buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu.

    tat-son-vao-nha-nguoi-khac

    Hành vi tạt sơn, chất bẩn vào nhà người khác có bị truy cứu TNHS?

    Tội gây rối trật tự công cộng

    Trên thực tế, hành vi tạt sơn, chất bẩn để đòi nợ không chỉ ảnh hưởng riêng đến tâm lý. thậm chí là sức khỏe của người bị đe dọa mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.

    Vì vậy, ném mắm tôm, tạt sơn để đòi nợ ở nơi có nhiều người qua lại, nơi công cộng chính là một trong những hành vi gây rối trật tự công cộng.

    Căn cứ Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì phạm tội gây rối trật tự công cộng.

    Người phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng… thì phạt tù từ 02 - 07 năm.

    Như vậy, hành vi ném mắm tôm, tạt sơn gây mất trật tự nơi công cộng có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng, phạt tù đến 07 năm.

    Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

    Nếu việc ném mắm tôm, tạt sơn để đòi nợ khiến tài sản của người khác bị hư hỏng, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

    Cụ thể, tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổi sung bới khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

    Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

    - Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    - Tài sản là di vật, cổ vật.

    Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng… thì bị phạt tù từ 02 - 07 năm.

    Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt tù từ 05 - 10 năm.

    Đặc biệt, nếu gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 - 20 năm.

    Hình phạt bổ sung được áp dụng với tội này là phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

    Như vậy, tùy vào mức độ vi phạm mà người tạt sơn, chất bẩn để đòi nợ có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

     
    8481 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591551   26/09/2022

    nguyenhoangvy15
    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Tạt sơn, chất bẩn vào nhà người khác để đòi nợ có bị truy cứu TNHS?

    Cảm ơn thông tin bạn đã cung cấp. Trên thực tế, những việc ném chất bẩn, đe dọa công dân còn ẩn chứa nhiều dấu hiệu của tội phạm, như là cho vay nặng lãi. Đối với sự việc này, các cơ quan chức năng cần quyết liệt vào cuộc hơn nữa nhằm kịp thời trấn áp tội phạm. Tránh việc người dân hiểu lầm cơ quan chức năng né tránh giải quyết vụ việc, bởi theo thông tin phản ánh thì sau mỗi lần bị ném sơn, chất bẩn… chủ nhà đều trình báo sự việc với cơ quan công an nhưng sau mỗi lần trình báo thì tình hình vẫn không có gì thay đổi.

     

     
    Báo quản trị |