Tập hợp những câu hỏi liên quan đến hôn nhân, thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #269709 17/06/2013

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Tập hợp những câu hỏi liên quan đến hôn nhân, thừa kế

     

    Mẹ chồng tôi đang muốn ly hôn. 2 vợ chồng đã ly thân được 7 năm. Mẹ chồng tôi muốn ly hôn nhằm mục đích chia tài sản. Vì khi bà thoả thuận với bố chồng tôi để bán thì bố chồng tôi không đồng ý.

    Mẹ tôi đã tìm đến văn phòng luật sư để xin tư vấn về trường hợp này và được trả lời như sau:

    - Bây giờ luật mới ban hành tài sản sẽ chia thành 3 phần: bố - mẹ - con cái??? ( không biết có đúng không ạ? Tôi thấy hơi lạ).

    - Để được bán tài sản ( mẹ tôi muốn bán để lấy tiền mua nhà khác, do không thể sống chung nhà được nữa, mà mẹ tôi thì ko có tiền riêng để mua nhà), luật sư tư vấn là có thể nhờ toà ra quyết định chia tài sản cho. Tuy nhiên, mẹ tôi đang phân vân vì nếu toà chia tài sản, nhưng sau khi ly dị bố chồng tôi nhất quyết không ký giấy bán nhà thì cũng không bán được.

     Nhờ luật sư tư vấn dùm tôi, các tư vấn trên của văn phòng luật sư mà mẹ tôi xin ý kiến có đúng hay không? Nếu họ tư vấn không đúng, để được bán tài sản, mẹ tôi cần làm gì?

     

    (Lê Thúy Liên)

     

     

    Chào bạn! luật sư Nguyễn Thạch Thảo tư vấn cho bạn như sau:
     
    Khi ly hôn, về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân sẽ được chia đôi. Nhưng nếu trong quá trình chung sống mà con của vợ chồng đó cũng có đóng góp trong khối tài sản chung thì người con cũng có quyền yêu cầu tòa án chia phần đóng góp của mình trong khối tài sản chung này.
     
    Khi ly hôn thì  việc phân chia tài sản sẽ theo nguyên tắc sau:
     
     1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
     
    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
     
    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
    Trên đây là nội dung tư vấn cho bạn.
    Thân chào.
     

     

    Với tỷ lệ 96,1% tổng số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Tố cáo (sửa đổi) tại kỳ họp 5, Khóa XIV.

    Luật gồm 9 chương, 67 điều quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo.

    Mình sẽ cập nhật những điểm mới khi có văn bản chi tiết,…

     

     
    81625 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    hongduylaw (30/10/2014) huutai632 (04/07/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #354863   07/11/2014

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Tư vấn giúp tôi giờ phải làm thế nào? nếu để sau một năm đợi cháu đủ 9 tuổi liệu gia đình cô tôi có thể làm đơn ra Tòa dành quyền nuôi cháu không ?

    Xin chào Tư Vấn Luật Ly Hôn !

     

    Hiện tại tôi đang rất bối rối không biết phải làm gì để giúp đỡ người thân của mình. tôi mong bạn có thể giải đáp giúp tôi để tôi có thể khuyên người thân của mình một cách đúng nhất. gia đình cô tôi ở Hòa Bình có 3 người con 2 gái và con cả là trai. tất cả đều đã lập gia đình. con trai cả của cô tôi lấy vợ ở hải dương. vì chiều theo ý vợ nên hai vợ chồng đã về hải dương sinh sống tạm thời. con dâu cô tôi làm kế toán rất khóe léo nên thuyết phục cô chú tôi cho tiền để mua đất nói là sau này được giá sẽ bán. sau khi mua nha xong thi lại xin tiền để sửa chữa và mua đồ dùng gia đình. hai vợ chồng có một đứa con trai. sau khi sống ở quê vợ đc vài năm do công việc của chồng đi công trình và không ổn định. ngược lại vợ của em họ tôi thì lại làm cho một công ty và lương cũng khá hơn chồng. lấy lý do là em họ tôi không kiếm ra tiền còn chơi cờ bạc nên con dâu thường gọi điện xin tiền bố mẹ chồng để trả nợ. và mới đây em dâu tôi đã đơn phương ly hôn do có người tình. nhưng vì không có bằng chứng vợ ngoại tình và không chứng minh được thu nhập cá nhân nên em trai tôi không được dành quyền nuôi con.một phần nữa em dâu tôi cũng đút tiền để tòa xét xử nhanh hơn. điều quan trong là đứa con trai không chịu sống với mẹ mà chỉ muốn sống cùng ông bà nội mặc dù nghỉ hè hoặc lễ tết cháu mới được về với ông bà nội nhưng từ lúc bé tí cháu luôn muốn sống cùng với ông bà nội chứ không muốn sống cùng mẹ. tôi được biết mẹ cháu cũng hay đánh cháu gia đình em dâu tôi thì bố mẹ cũng ly thân nhưng vẫn sống chung một nhà. từ rất lâu rồi. mỗi lần mẹ cháu lên quê nội đón cháu thì toàn nói dối là cho đi chơi nên cháu mới theo. mới hôm qua em dâu tôi đã thuê luật sư ở hải dương và công an huyện hòa bình đến để được dẫn con trai về hải dương.nhưng cũng nói dối là đi chơi nên khi cháu thấy bà nội khóc thì chạy qua ôm bà nội nói là cháu đi chơi mấy hôm rồi về với bà nội. vì chau mới 8 tuổi nên chưa được quyền quyết định sống cùng ai. về phần em họ tôi khi về sống với bố mẹ thì nhà cửa vần còn ở hải dương hình như là tòa xử chia đôi tài sản. gia đình nhà cô tôi không phải giàu có nhưng cũng dư giả và có thể lo cho con trai có việc làm vì gia đình cô tôi buôn thuốc lá nam và cũng chữa bệnh đông y theo nhiều thế hệ. nhà có một đứa con trai và giờ có một đứa cháu trai trong khi nó thì muốn ở cùng ông bà nội và bố nó như thế. xin hẫy tư vấn giúp tôi và gd người thân tôi giờ phải làm thế nào? nếu để sau một năm đợi cháu đủ 9 tuổi liệu gia đình cô tôi có thể làm đơn ra tòa dành quyền nuôi cháu nếu cháu vẫn muốn sống cùng ông bà nội và bố nó không ạ? xin chân thành cảm ơn.

    (Nguyễn Thu Chinh, tỉnh Hòa Bình)

     

    Tư vấn luật ly hôn NewVision Law xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:


    Căn cứ theo quy định tại Điều 92 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn thì:
    “1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.


    Như vậy, về nguyên tắc con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thỏa thuận khác.


    Do con của em trai bạn năm nay mới 8 tuổi nên trong trường hợp này nếu em trai bạn muốn giành quyền nuôi con thì phải trình bày và đưa ra Tòa kèm theo những căn cứ về:


    Các yếu tố về điều kiện vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha, mẹ; (liên quan đến vấn đề này do em trai bạn không chứng minh được thu nhập cá nhân của mình nên đã không giành được quyền nuôi con, vì vậy em trai bạn phải nhanh chóng kiếm một công việc ổn định, nếu gần nhà là rất tốt đây cũng có thể như là cơ sở khi ra tòa tiện chăm sóc, dạy dỗ, giành tình cảm cho con.... ).


    Yếu tố về điều kiện vật chất chưa quyết định tất cả mà Tòa án còn phải căn cứ vào: 
    Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha, mẹ.


    Khi em trai bạn củng cổ được những yếu tố cứ như trên, bên cạnh đó có thể đưa ra những căn cứ chứng minh người mẹ thơ ơ, không quan tâm chăm sóc con (như bạn nói là có người tình nên thời gian dành cho con sẽ bị giảm đi...), ngoài ra người mẹ cũng hay đánh cháu, về gia đình người mẹ thì bố, mẹ cũng ly thân nhưng vẫn sống chung một nhà từ rất lâu rồi đó là hành vi đáng lên án và không nên để trẻ con tiếp xúc với những hành vi không hay đó. Và khi em trai bạn giành được quyền trực tiếp nuôi con thì người vợ của em trai bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng có thể vợ chồng chị tự thỏa thuận, nếu không có thể nhờ tòa giải quyết.


    Khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định thì: “nếu trong trường hợp con từ đủ chín tuổi trở lên thì tòa án phải xem xét nguyện vọng của con”.


    Bên cạnh đó Điều 93 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 cũng quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.


    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.


    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.


    Như vậy, khi cháu đủ 9 chín tuổi gia đình em trai bạn hoàn toàn có quyền làm đơn ra tòa để dành quyền nuôi cháu khi đó Tòa án sẽ căn cứ vào nguyện vọng của cháu để quyết định ai được nuôi cháu nếu cháu vẫn muốn sống cùng ông bà nội và bố nó.


    Để được hướng dẫn chi tiết hơn về trường hợp này, xin mời quí vị qua trực tiếp trụ sở Công ty TNHH NewVision Law theo địa chỉ:


    Tại TP. Hà Nội: Số 26/16 Phan Văn Trường, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, Việt Nam.
     

    Hoặc theo số điện thoại: 0918 368 772 – 0985 928 544 ( Luật sư Tuấn).

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #359365   27/11/2014

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Chồng tôi không ký đơn ly hôn. Vậy, tôi sẽ làm bằng cách nào để được ly hôn ?

     

    Chào Luật sư Tuấn !

     

    Tôi là Hà. Hôm nay rất may mắn là đọc được các thông tin tư vấn của anh trên website. Tôi có việc khẩn thiết mong các anh tư vấn giúp ah.


    Tôi kết hôn từ năm 2005, đã có 2 con trai. Chồng tôi là người rất vô trách nhiệm với gia đình. Anh ta thường xuyên chơi lô đề, cờ bạc dẫn đến ngập trong nợ nần. Hiện tại anh ta đã phải trốn đi làm ở nước ngoài để kiếm tiền trả nợ và cũng là để trốn nợ. 


    Tháng 10 năm 2013 tôi đã viết đơn thuận tình ly hôn va yêu cầu anh ta ký. Sau đó, tôi cũng chưa gửi đơn lên Tòa lần nào. Tôi vẫn cố gắng cho anh ta thêm cơ hội để các con đỡ khổ, nhưng hiện nay anh ta đã bỏ đi làm ăn xa. 
    Tuy là chưa gửi đơn ra tòa nhưng vợ chồng tôi chính thức ly thân từ tháng 10/12013. Trong thời gian đó tôi có nhiều lần dọa anh ta là sẽ gửi đơn lên Tòa nhưng anh ta không đồng ý ly hôn. Anh ta nói lúc ký đơn ly hôn là do bị tôi ép buộc. Chính vì lẽ đó nên tôi cũng không dám gửi đơn đi.


    Nay anh ta đã đi vắng, tôi rất muốn chấm dứt cuộc hôn nhân này và đã viết đơn ly hôn đơn phương. 
    Tôi rất mong luật sư có thể tư vấn giúp tôi , trong trường hợp tôi phải làm thế nào để có thể ly hôn được nhanh chóng nhất? 
    Toi xin chan thanh cam on !

    Tuong Thu Ha
    Sdt: 012345.95xxx

     

     

    Luật sư Tuấn - Công ty TNHH NewVision Law trả lời:

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 85 và Điều 91 Luật hôn nhân và gia đình thì : “1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn” và “Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn”.

    Mặt khách theo quy định tại khoản 10 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định cụ thể:

    “a. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.

    Nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ thành. Sau 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành. Quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp luật ngay và các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

    b. Trong trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung”.

    Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền được đơn phương xin ly hôn. Sau khi thụ lý và trong quá trình giải quyết vụ án Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.

     

     

    P/s: Nội dung câu hỏi của độc giả gửi viết bằng tiếng Việt (không dấu), xong để mọi người tiện theo dõi và hiểu được nội dung, tác giả bài viết này xin được dịch nguyên nội dung để thể hiện bằng tiếng Việt (có dấu) để mọi người cùng tham khảo.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #366118   04/01/2015

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Chị Mai Trang có nội dung thắc mắc cần luật sư giải đáp giúp ?


    "Thưa luật sư em năm nay 19 tuổi.vợ chồng em lấy nhau tháng 9 năm 2014 tính đến nay đã được một năm.trong thời gian chung sống chồng em không có trách nhiệm với gia đình suốt ngày rượu chè rồi chửi bới xúc phạm đến danh dự của em.sau nhiều lần về nhà đẻ được mọi người hòa giải e đã tha thứ cho chồng em.nhưng anh ta vẫn không chịu thay đổi.giờ em đã về nhà mẹ đẻ ở em muốn ly hôn nhưng gia đình nhà chồng không đồng ý,em đã nộp đơn phương. Em muốn hỏi là bây giờ tất cả giấy tờ đăng kí kết hôn sổ khẩu nhà anh ta giữ không cho em để giải quyết liệu em có thể tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương được không? hiện tại gia đình anh ta đang đi rêu rao những điều súc phạm tới danh dự và nhân phẩm của em.em phải làm gì khi ly hôn em có quyền đòi bồi thường không ạ? Hiện tại chúng em chưa có con. Em mong luật sư giúp tư vấn và giải đáp những thắc mắc
    em xin cảm ơn LS "


    Tư vấn luật ly hôn Newvision law xin trả lời câu hỏi của bạn Mai Trang như sau:

    1. Vấn đề về thủ tục ly hôn
    Bạn chuẩn bị hồ sơ nộp lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú (nghĩa là nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú) bao gồm: 
    - Đơn xin ly hôn
    - Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có)
    - Bản sao Giấy CMND, sổ hộ khẩu của bạn và của vợ
    - Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
    Trong trường hợp của bạn, nếu không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn.

    2. Vấn đề về việc bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác.

    Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định tất cả các quyền dân sự của các nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ (Điều 9), trong đó cá nhân được tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37). Bộ luật dân sự cũng quy định, khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận quyền dân sự của mình; buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại.

    Với những điều kiện nhất định, những hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác một cách nghiêm trọng nói trên có thể cấu thành hai tội hình sự : Tội vu khống và tội làm nhục người khác được qui định tại Điều 116, 117 Bộ luật Hình sự và do đó việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm sẽ được thực hiện bằng những biện pháp hình sự . Tuy nhiên biện pháp hình sự chỉ áp dụng được trong trường hợp người thực hiện hai hành vi nói trên có lỗi cố ý.

    Do đó, dựa theo các điều khoản luật định như trên, bạn có thể kiện gia đình nhà chồng về việc bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác. Tuy nhiên, muốn thành công bạn cần phải có các bằng chứng kèm theo.


     
    Hình ảnh: Chị Mai Trang có nội dung thắc mắc cần luật sư giải đáp giúp.
     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #368965   25/01/2015

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Về Bạo Lực Trong Gia Đình - ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN

     

    "Hiện gia đình em đang có những bất hòa và trục trặc mà nguyên nhân chính xuất phát từ Bố E, cần phải nói thêm với anh rằng chuyện bất hòa..."

    Bạn Đọc Hỏi Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn như sau : 

    "Hiện gia đình em đang có những bất hòa và trục trặc mà nguyên nhân chính xuất phát từ Bố E, cần phải nói thêm với anh rằng chuyện bất hòa và trục trặc giữa Bố, Mẹ em xảy ra rất lâu rồi, nhưng mẹ em luôn vì con cái mà cố gắng chịu đựng để giữ một gia đình. Bố em luôn chửi cả Ông bà ngoại, bên ngoại nhà e và có những ngày chửi cả ngày cả đêm. Trước kia, Mẹ em đã ra ở riêng một thời gian, tuy ở riêng nhưng ông ấy vẫn thường xuyên sang chửi bới Mẹ em thậm tệ, đợt T11/2014 Bố em muốn mẹ em về ở cùng và mẹ em đã về, tuy nhiên Bố em vẫn cứ chửi Mẹ em suốt, và giờ bắt Mẹ em đi hỏi Vợ hai là người cùng làng với gia đình em cho Bố và càng chửi mẹ e thậm tê, không những thế còn mang tiền của đi cho người mà bố em muốn lấy làm vợ hai. Hậu quả của những mâu thuẫn và bạo hành đó là giờ Mẹ em bị mất ngủ triền miên, đầu óc thì nhớ nhớ, quên quên.

    Trước Mẹ em có làm đơn ly hôn nhưng Bố em không muốn ký, khi ký rồi thì lại chửi Mẹ em để mẹ e không đưa đơn ra tòa.

    E muốn hỏi Luật sư 1 chút, đó là:

    - E muốn mẹ e làm đơn ra tòa, nếu bố e ko ký đơn thì mẹ em đơn phương ly hôn được không ạ?

    - E muốn tố cáo người kia hay bố em đã vi phạm luật hôn nhân gia đình được không ạ và bằng cách nào a?

    - Bằng cách nào tốt nhất để Pháp Luật bảo vệ quyền lợi cho Mẹ em để Mẹ em không bị bạo hành tinh thần (đôi khi bố cũng đánh mẹ);

    - Khi ra Tòa e muốn Mẹ e ở lại ngôi nhà hiện có của hai người (Mẹ em không có thu nhập hàng tháng, Bố em có thu nhập hàng tháng khoảng 6tr/tháng). "

     

    Về trường hợp của mẹ bạn, tôi (Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Văn phòng Luật NewVision), có ý kiến như sau:

     

    Thứ nhất, việc mẹ bạn làm đơn ra tòa mà bố bạn không ký thì mẹ bạn hoàn toàn được quyền yêu cầu xin đơn phương ly hôn.

    Căn cứ theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quy định:

    1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

    2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”

    Đồng thời, căn cứ theo Khoản 1, Điều 56 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014 quy định về yêu cầu xin ly hôn của một bên: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    Rõ ràng, trong trường hợp này giữa bố mẹ bạn đã có hành vi bao lực gia đình, vì thế đây hoàn toàn là căn cứ để Tòa án chấp nhận vụ án ly hôn này của mẹ bạn. Tuy nhiên, bạn và mẹ bạn hay những người thân thích khác cũng cần thu thập những chứng cứ để tố cáo hành vi này của bố bạn để tiện cho việc ly hôn hợp tình nhất. một điều nữa là ngoài mẹ bạn ra, bạn hoặc những người thân thích khác cũng có quyền xin cho mẹ bạn đơn phương ly hôn.

    Thứ hai, bạn hoàn toàn có thể tố cáo bố bạn đã vi phạm luật hôn nhân gia đình, cụ thể:

    ·         Pháp luật hôn nhân và gia đình cấm các hành vi người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. (điểm e, khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ 2014);

    ·         Cấm cản trở ly hôn (điểm e, khoản 2 Điều 5 LHN&GĐ 2014);

    ·         Cấm bạo lực gia đình (điểm h, khoàn 2 Điều 5 LHN&GĐ  2014);

     

    Trường hợp này, bạn chỉ có thể tố cáo người thứ 3 khi người đó chung sống như vợ chồng với bố của bạn.

    Thứ ba, Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

    Điều tốt nhất cho mẹ bạn là khi có bạo lực xảy ra, cần báo cáo cho cơ quan gần nhất có thẩm quyền để bảo vệ mẹ của bạn. Cơ quan đó sẽ có cách xử lý tốt nhất cho mẹ bạn. Thêm vào đó, danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

    Thứ tư, nếu ngôi nhà hiện có là tài sản riêng của bố bạn (tức tài sản đó bố bạn có trước khi kết hôn) thì khi yêu cầu ly hôn thì tài sản đó vẫn thuộc về bố của bạn. Tuy nhiên, khi bố mẹ bạn ly hôn vẫn phải tuân thủ đúng quy định về quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn mà pháp luật quy định: Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. (Điều 63 Luật HN&GĐ).

    Nếu đó là tài sản chung của bố mẹ bạn:

    Pháp luật cũng đưa ra nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng là vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

    Vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định theo pháp luật.

    Thêm vào đó, Điều 31 cũng quy định việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.

    Vì vậy, nếu ngôi nhà đó là tài sản chung thì mặc dù mẹ bạn không có thu nhập hàng tháng, Bố bạn có thu nhập hàng tháng khoảng 6tr/tháng, mẹ bạn vẫn có quyền thỏa thuận về tài sản đó, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Pháp luật không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Tuy nhiên, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: (Điều 59 Luật HN&GĐ).

    ·         Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

    ·         Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    ·         Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    ·         Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

    Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #369971   01/02/2015

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Ly hôn không qua hòa giải ở cơ sở, địa phương !

     

    “Tôi sinh sống ở xã. Nếu nộp đơn lên Toà án huyện có cần phải thông qua cấp xã không? 

    Tôi không muốn có sự hoà giải từ cấp xã. Tôi và chồng đều không muốn có sự bàn tán của mọi người xung quanh (vì gia đinh tôi ở gần xã) và cả gia đình 2 bên.

    Thú thật, chúng tôi muốn ly hôn khép kín và nhanh nhất có thể. Mong luật sư tư vấn giúp cho chúng tôi”.

     

    Chào bạn !

    Về trường hợp của bạn, tôi (Luật sư Tuấn – Văn phòng Luật NewVision), có ý kiến như sau:

    Theo Điều 52 của Luật hôn nhân gia đình 2014 về việc khuyến khích hòa giải cơ sở Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”.

    Hòa giải ở cơ sở không nhất thiết vợ chồng phải tới xã để hòa giải, có thể hòa giải tại nơi vợ chồng cư trú, cán bộ làm công tác hào giải có thể tới tận nhà…Tuy nhiên, vì nhiều trường hợp, nhiều lý do nào đó, khi hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì có thể làm đơn trực tiếp lên Tòa án mà không cần thông qua hòa giải ở cơ sở . Do đó “Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự” (Khoản 1, Điều 53 LHNGĐ).

     

    Việc ly hôn được khuyến khích hòa giải ở cơ sở theo tinh thần “hòa giải càng nhiều càng tốt” để có thêm cơ hội đoàn tụ, hàn gắn giữa vợ và chồng chứ không bắt buộc phải hòa giải ở cơ sở.

    Nếu bạn nộp đơn ra Tòa án thì sẽ không tránh khỏi việc Hòa giải tại Tòa. Vì hòa giải tại Tòa là quy định bắt buộc “Điều 54. Hòa giải tại Tòa án.

    Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

     

    Chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề./

     

     
    Báo quản trị |  
  • #368068   18/01/2015

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Chồng rượu chè vợ đòi ly hôn nhanh

     

    Bạn Nguyễn Thu Anh có hỏi :

    "Thưa luật sư em năm nay 19 tuổi.vợ chồng em lấy nhau tháng 9 năm 2013 tính đến nay đã được một năm. Trong thời gian chung sống chồng em không có trách nhiệm với gia đình suốt ngày rượu chè rồi chửi bới xúc phạm đến danh dự của em.sau nhiều lần về nhà đẻ được mọi người hòa giải em đã tha thứ cho chồng em.nhưng anh ta vẫn không chịu thay đổi.giờ em đã về nhà mẹ đẻ ở em muốn ly hôn nhưng gia đình nhà chồng không đồng ý, em đã nộp đơn phương. Em muốn hỏi là bây giờ tất cả giấy tờ đăng kí kết hôn sổ khẩu nhà anh ta giữ không cho em để giải quyết liệu em có thể tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương được không? Hiện tại gia đình anh ta đang đi rêu rao những điều súc phạm tới danh dự và nhân phẩm của em.em phải làm gì khi ly hôn em có quyền đòi bồi thường không ạ? Hiện tại, chúng em chưa có con. Em mong luật sư giúp tư vấn và giải đáp những thắc mắc. Em xin cảm ơn Luật sư !"

     

    Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Đoàn LS TP Hà Nội), xin trả lời như sau :

    Ly hôn đơn phương là chỉ có một bên vợ hoặc chồng đồng ý ly hôn, tự nguyện ký vào Đơn xin ly hôn. Đơn xin ly hôn phải có xác nhận của UBND cấp phường về nguyên nhân ly hôn, mâu thuẫn vợ chồng. Trước khi xác nhận, tổ hòa giải ở cấp phường sẽ tiến hành hòa giải 3 lần.

    Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tòa án khi tiếp nhận đơn xin ly hôn đơn phương sẽ tiến hành hòa giải tại tòa. Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ chính để tòa giải quyết cho ly hôn đơn phương là: tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài.

    Về thủ tục đơn phương ly hôn (ly hôn theo yêu cầu của một bên), bạn cần nộp đơn xin ly hôn kèm theo các giấy tờ cần thiết đến Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi vợ chồng bạn hiện có đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

    Giấy tờ gồm có:

    1. Đơn xin ly hôn, có xác nhận của UBND cấp xã về hộ khẩu và chữ ký của  bạn. Trong đơn bạn cần trình bày các vấn đề sau:

    - Về kết hôn: Ở đâu? Thời gian? Kết hôn có hợp pháp ko? Mâu thuẫn xảy ra khi nào? Mâu thuẫn chính là gì? Vợ chồng có sống ly thân không? Nếu có thì sống ly thân từ thời gian nào tới thời gian nào?

    - Về tài sản chung: Có những tài sản gì chung? có giấy tờ kèm theo (nếu có). Nếu ly hôn bạn muốn giải quyết tài sản chung như thế nào?

    - Về nợ chung: Có nợ ai không? có ai nợ vợ chồng không? Tên, địa chỉ và số nợ của từng người? Bạn muốn giải quyết như thế nào?

    2Bản sao Giấy CMND, sổ hộ khẩu của bạn và của chồng.

    3Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.  Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì  bạn phải xin xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn.

    Trình tự, thủ tục:

    -         Nộp hồ sơ xin ly hôn tại UBND xã, phường, thị trấn (UBND sẽ tiến hành hòa giải);

    -         Hòa giải không thành thì nộp đơn tại TAND quận, huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng;

    -         Trong 05 ngày làm việc sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

    -         Nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thhi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai cho Tòa án;

    -         Tòa án tiến hành thủ tục chuẩn bị xét xử trong thời gian từ 4 – 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, mở phiên tòa từ 1 – 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

    Như vậy, bạn có thể tiến hành nộp đơn ly hôn đơn phương, nếu bạn đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, và phải trải qua các trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

     

    Việc xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác được hiểu là làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Việc đánh giá việc xúc phạm có ở mức độ nghiêm trọng hay không phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; vị trí và môi trường xung quanh; vị trí, vai trò, uy tín của người bị hại trong gia đình, tổ chức hoặc trong xã hội; dư luận xã hội về hành vi xúc phạm đó.

     

    Việc gia đình nhà chồng rêu rao, xúc phạm tới danh dự và nhân phẩm của bạn. Bạn cần phải đưa ra các chứng minh cụ thể, như là hành vi có diễn ra trực tiếp và công khai trước mặt mọi người hay không?, hành vi có mức độ hạ thấp nhân cách hay làm cho xấu hổ, nhục nhã trước mặt người khác, … Nếu mức độ ở mức thấp, bạn chỉ có thể yêu cầu phía nhà chồng phải xin lỗi công khai đối với bạn hoặc là bồi thường về mặt tinh thần.

     

    Trên đây là ý kiến tư vấn của tôi, giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất cho sự quyết định của mình. Riêng cá nhân tôi muốn khuyên bạn là hai bạn còn trẻ, mới kết hôn được 1 năm, lại chưa có con, liệu bạn có thể suy nghĩ lại cho quyết định ly hôn của mình. Bạn có thể nói chuyện thẳng thắn với chồng, với nhà chồng mình một lần nữa. Mọi chuyện có thể giải quyết dễ dàng nếu có cùng quan điểm chung.

     

    P/s: Chúc bạn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!

     
     
     
    Báo quản trị |  
  • #368202   19/01/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    luatsutraloi3 viết:

    P/s: Chúc bạn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!

     
    Sau bài tư vấn rất hay của luật sư nhưng cuối bài lại  "Chúc bạn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!" thì nghe chua chát quá 
     
    Báo quản trị |  
  • #368395   20/01/2015

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Anh Hungmaiusa ạ !

    Câu "Chúc bạn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!" cũng chỉ hàm chứa ý nghĩa, rằng hạnh phúc của chị ấy với gia đình (bố mẹ, con cái đẻ, bạn bè đồng nghiệp ...v.v.); thành công trong sự nghiệp, công việc....

    Nên, anh hungmaiusa cũng đừng nên suy nghĩ đơn thuần là sự hạnh phúc của vợ chồng, bạn ạ.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsutraloi3 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (21/01/2015)
  • #370701   06/02/2015

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Ly Hôn Có Được Nuôi Hai Con Không ?

    “Chào luật sư. luật sư cho em hỏi. chị gái em đã lấy chồng. có con 10 tháng tuổi. và hiện tại bây giờ đang có thai 1 con nữa. nhưng hiện tại vợ chồng chị em k hòa thuận. muốn li hôn. thì cho em hỏi sau khi ly ... "

    Bạn Vũ Thùy Linh Có Hỏi Luật Sư :“chào luật sư. luật sư cho em hỏi. chị gái em đã lấy chồng. có con 10 tháng tuổi. và hiện tại bây giờ đang có thai 1 con nữa. nhưng hiện tại vợ chồng chị em k hòa thuận. muốn li hôn. thì cho em hỏi sau khi ly hôn thì 2 đứa con có đc theo mẹ nuôi ko ạ. e cảm ơn”

    giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

     

    Trường hợp của bạn Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn xin được tư vấn như sau:

    Căn cứ vào khoản 3, Điều 81 LHNGĐ quy định:

    “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

       Mà chị gái của bạn đang có 1 đứa con 10 tháng tuổi với đang mang thai 1 đứa con nữa. Theo quy định của pháp luật thì đứa con đầu tiên nếu ly hôn, chị gái của bạn sẽ được quyền ưu tiên nuôi đứa bé.

    Tuy nhiên, trường hợp chị gái bạn nếu không đủ điền kiện để nuôi con thì chồng chị gái bạn sẽ có quyền nuôi, nếu như anh ta có đủ điều kiện hơn chị gái bạn.

       Việc chị gái bạn đang mang thai với lại đang có 1 đứa con 10 tháng tuổi mà muốn ly hôn, thì sẽ rất khổ cho chị gái bạn cả vật chất lẫn tinh thần.

    Việc một mình nuôi hai đứa con như vậy, kể cả có sự giúp đỡ của gia đình nhưng chỉ được phần nào đấy thôi. Mong là vợ chồng chị gái bạn có thể tháo gỡ được khúc mắc trong gia đình để cuộc sống hanh phúc hơn.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #372140   01/03/2015

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    TƯ VẤN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON CHUNG

     

    Chào Luật sư !

    Em gái tôi và chồng kết hôn được hơn 1 năm hiện nay đã có với nhau 2 con (sinh đôi) được 6 tháng tuổi, do hai bên không thể cùng chung sống được lâu dài nên muốn ly hôn tự nguyện. Trong thời gian người vợ mang thai người chồng không ở bên chăm sóc hay chu cấp kinh tế. Người vợ và nhà ngoại nuôi dưỡng cho hai đứa trẻ. Hiện nay thì hai con chưa tới 3 tuổi nên quyền nuôi con do người vợ đảm nhận nhưng em tôi rất băn khoăn rằng: Sau 3 năm nếu người chồng đòi quyền nuôi dưỡng thì em tôi có bị mất quyền nuôi con hay phải giao 1 đứa cho người cha hay không? Rất mong được luật sư tư vấn !!!

    Chân thành cảm ơn!

     

    Cảm ơn bạn đã gửi nội dung câu hỏi tới cho chúng tôi, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Công ty TNHH NewVision Law) xin trả lời vấn đề của bạn, như sau:

    Khoản 2 điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định cụ thể về vấn đề trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

     “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.

     

    Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác.

     

    Như vậy, trường hợp này, nếu sau đó hai người con được trên 36 tháng tuổi rồi mà người chồng đòi quyền nuôi dưỡng thì quyền nuôi con lúc ấy giữa hai vợ chồng sẽ là ngang nhau, hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con.

     

    Tuy nhiên, trong trường hợp vợ chồng em bạn không thỏa thuận được với nhau về việc em bạn hay chồng bạn là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Có nghĩa là một bên muốn giành quyền nuôi tất cả con chung phải có nghĩa vụ chứng minh khả năng của mình sẽ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại điều 81, đảm bảo điều kiện về mặt vật chất và tinh thần đồng thời phải chứng minh bên kia không có khả năng kinh tế cũng như không có thời gian chăm sóc con : thường xuyên đi công tác, công việc phải đi làm thường xuyên không được ở cùng con: làm đêm …vv hoặc không có năng lực hành vi dân sự

     

    Nhìn chung, khi quyết định trao quyền nuôi con cho người vợ hay người chồng, Tòa án đều phải xem xét quyền lợi về mọi mặt của cháu bé trên thực tế.

     

    Mọi thông tin cần trao đổi thêm, vui lòng gửi thông tin về địa chỉ: Số 9, ngách 6A, ngõ 6 Đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội để trao đổi chi tiết và cụ thể hơn trong mọi vấn đề (nếu có phát sinh).

     

    Trân trọng & cảm ơn./

     

     
    Báo quản trị |  
  • #372189   02/03/2015

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Xác định thẩm quyền giải quyết khi ly hôn

     

    ANH TUẤN ƠI, XIN HÃY TƯ VẤN DÙM EM CHUYỆN NÀY NHE....

    -HAI VỢ CHỒNG E CƯỚI NHAU ĐƯỢC 5 NĂM VÀ CÓ VỚI NHAU ĐƯỢC MỘT CHÁU TRAI 3 TUỔI. NHƯNG VÌ ĐÃ THƯỜNG XUYÊN XẢI RA MẪU THUẪN CÃI VÃ NÊN K THỂ CHUNG SỐNG VỚI NHAU ĐƯỢC NỮA, E XIN NHỜ A CHỈ DÙM E THỦ TỤC LÀM ĐƠN LY HÔN.

     

    - E XIN HỎI A MỘT VẤN ĐỀ NỮA LÀ....HIỆN TẠI HỘ KHẨU THƯỜNG TRÚ CỦA E LÀ Ở HẬU GIANG CÒN VỢ E LÀ Ở SÓC TRĂNG, NHƯNG HAI VỢ CHỒNG E ĐỀU Ờ CẦN THƠ ĐỂ ĐI LÀM VÀ CON E CUNG Ở CẦN THƠ MÀ CHỈ CÓ SỔ TẠM TRÚ THÔI, A CHO E HỎI LA BÂY GIỜ E GỞI ĐƠN LY HÔN LA GỞI Ở DÂU.....;VÀ THỦ TỤC RA SAO.......

     

    -NHÀ CỦA E ĐANG Ở LÀ DO MẸ E MUA CHO E TRƯỚC KHI CƯỚI, ZẬY CHO E HỎI KHI LY HÔN TÀI SẢN NÀY CÓ GỌI LÀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA E KHÔNG......

     

    -NẾU K LÀ TÀI SẢN RIÊNG THÌ CHIA RA SAO........

     

    - E CÓ QUYỀN NUÔI CON CỦA E K........

     

    E XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN ANH................

    XIN A HÃY TƯ VẤN GIÚP E.................

     

    Cảm ơn bạn đã gửi nội dung câu hỏi tới cho chúng tôi, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Công ty TNHH NewVision Law) xin trả lời vấn đề của bạn, như sau:

     

    Thứ nhất, vấn đề về thẩm quyền khi ly hôn thì theo BLTTDS sửa đổi bổ sung năm 2011 được quy định như sau:

    Điều 35. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

    1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

    a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

    b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

    2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

    h) Toà án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

    Điều 36. Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

    1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

    a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

    ….

    Như vậy, nếu bạn ly hôn thuận tình bạn có quyền thỏa thuận với vợ để lựa chọn tòa án giải quyết (Tòa án nơi vợ hoặc chồng đang cư trú hoặc tòa án nơi hai vợ/chồng đang sinh sống. Tức bạn có thể thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên là Tòa án tại Hậu Giang hoặc Tòa án tại Sóc Trăng hoặc nơi hai vợ chồng bạn hiện đang đăng ký tạm trú là Tòa án tại Cần Thơ).

    Nếu ly hôn đơn phương theo luật tố tụng dân sự bạn phải nộp đơn xin ly hôn tại nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú hoặc nơi cuối cùng bị đơn lưu trú trong thời hạn 06 tháng gần nhất (Tức ở Sóc Trăng hoặc Cần Thơ).

    - Trình tự, thủ tục của bạn còn tùy theo trường hợp hai vợ chồng thuận tình ly hôn hay bạn đơn phương ly hôn. Bạn làm rõ để mình có thể tư vấn cụ thể cho bạn nhé.

    Thứ hai, theo quy định tại Điều 43 Luật HNGĐ 2014 quy định rằng tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân… Như vậy, ngôi nhà mà mẹ bạn mua cho bạn trước thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản riêng của bạn. Và theo khoản 4 điều 59 thì nguyên tắc giải quyết tài sản khi ly hôn là tài sản riêng của vợ, chồng vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

    Thứ ba, theo khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. Trường hợp con của hai bạn trên 36 tháng tuổi như vậy quyền nuôi con lúc ấy giữa hai vợ chồng sẽ là ngang nhau, hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con.

     

    Mọi thông tin cần trao đổi thêm, vui lòng gửi thông tin về địa chỉ: Số 9, ngách 6A, ngõ 6 Đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội để trao đổi chi tiết và cụ thể hơn trong mọi vấn đề (nếu có phát sinh).

     

    Trân trọng & cảm ơn./

     

     
    Báo quản trị |  
  • #372922   07/03/2015

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Gửi luật sư Nguyễn Văn Tuấn !

    Bạn Đọc Có Hỏi Luật Sư

    Gửi luật sư Nguyễn Văn Tuấn !

     

    Qua tìm kiếm trên internet tôi được biết tới website của bạn.

    Tôi xin phép được tham khảo ý kiến và các vấn đề liên quan đến thủ tục ly hôn.

     

    Hiện tại, tôi đang có chị ruột gặp vấn đề liên quan đến hôn nhân.

    Chị tôi 32 tuổi – giáo viên của Trường Mầm non, anh rể tôi 30 tuổi – lái xe công trường, 2 anh chị kết hôn năm 2012. Cuối năm 2013 chị tôi có sinh con gái đầu lòng, và đầu năm 2015 chị tôi sinh thêm một cháu trai nữa. 

     

    Trong suốt quá trình chị tôi có bé gái và mang thai bé trai sau này, anh rể tôi thường khá ít khi về nhà, với lý do thường xuyên là bận việc. 

    Cho tới tết vừa rồi, anh mới về nhà ở liên tục khoảng 1 tuần và chị tôi phát hiện anh có quan hệ qua lại với một cô gái khác (28 tuổi – đã ly hôn và có 1 con gái 3 tuổi). Qua tin nhắn điện thoại mà chị tôi vô tình đọc được của anh, chị tôi biết anh và cô gái đó đã qua lại một thời gian dài. 2 người cũng có những dự định khá rõ ràng như: chu cấp một số tiền tết vừa qua cho chị tôi để không mang tiếng là không chăm sóc con; 2 người sẽ về chung sống với nhau; anh sẽ chờ cho bé lớn của chị tôi (hiện tại đã 14 tháng tuổi) lớn hơn để khi ly hôn anh sẽ nhận nuôi bé.

     

    Anh rất ít khi đưa tiền chu cấp cho chị tôi, tổng số trong năm qua chỉ khoảng 15tr tiền mặt và 1 chút đồ trong nhà. Chị tôi, cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ tôi – do nhà chị ở gần nhà cha mẹ tôi và gia đình bên chồng thường hay gửi đồ, đã nuôi dưỡng bé lớn và cháu bé chưa sinh. Thời gian trước đó, anh còn có chơi cờ bạc và vay nợ 1 số tiền cũng khoảng gần 20tr đồng, và chị tôi đã chi trả số nợ đó cho anh.

     

    Hiện tại, anh thường hay nhắc chị tôi về vấn đề ly hôn, và đang khiển trách tính cách của chị tôi làm anh không chịu đựng được.

     

    Gia đinh 2 bên chúng tôi vẫn đang nói chuyện nhẹ nhàng (thực sự rất nhẹ nhàng; tôi cũng là người đàn ông phải đi công tác xa nhà nhiều, tôi thực sự hiển những khó khăn của anh, nên tôi cũng nói chuyện rất nhẹ nhàng, khuyên nhủ và động viên anh) với cả chị gái tôi và anh. Chúng tôi đều khuyên anh chị vì tương lại của cả 2 đứa nhỏ, vì những đụng chạm trong đời sống gia đình là khó tránh khỏi….

     

    Tuy nhiên, tôi thực sự lo lắng tới tương lai của chị gái tôi và các cháu. Gia đình tôi 5 người có 4 người làm nghề giáo, chúng tôi không lo sợ điều tiếng của gia đình hơn việc 2 cháu nhỏ thiếu tình thương cha mẹ và một nền giáo dục từ gia đình. Chúng tôi lo lắng cho các bé nhiều hơn danh dự của chúng tôi.

    Tôi sợ kế hoạch của anh, kế hoạch anh tách anh ra khỏi gia đình, anh tách con cái anh ra khỏi bố mẹ chúng.

    Tôi xin sự tư vấn của bạn để giúp gia đình chị tôi hoàn cảnh này. Cả về mặt hòa giải và pháp lý nếu cần.

    Xin trân thành cảm ơn.

     

    Rất cảm ơn vì bạn đã gửi câu hỏi tới cho tôi. Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Công ty Luật NewVision) xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

                Pháp luật hiện hành Việt Nam quy định rằng vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu với Cơ quan Tòa án để giải quyết xin ly hôn, cho dù bên kia có đồng ý hay không đồng ý ký vào đơn ly hôn. Việc một bên yêu cầu xin ly hôn được gọi là đơn phương ly hôn.

     

                Cho dù cả hai đều thuận tình ly hôn hay một bên yêu cầu đơn phương ly hôn đều phải trải qua quá trình hòa giải tại các cấp theo quy định. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

                Nếu hai vợ chồng không hàn gắn được mối quan hệ với nhau mà một trong hai bên yêu cầu xin ly hôn và giành quyền nuôi con thì căn cứ như sau: con chung của hai vợ chồng dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ được quyền ưu tiên trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng con. Khi con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên, thì việc giành quyền nuôi con lúc ấy hai bên ngang nhau, vì vậy hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con.

     

                Tuy nhiên, trong trường hợp vợ chồng chị bạn không thỏa thuận được với nhau về việc ai là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Có nghĩa là một bên muốn giành quyền nuôi tất cả con chung phải có nghĩa vụ chứng minh khả năng của mình sẽ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại điều 81, đảm bảo điều kiện về mặt vật chất và tinh thần đồng thời phải chứng minh bên kia không có khả năng kinh tế cũng như không có thời gian chăm sóc con : thường xuyên đi công tác, công việc phải đi làm thường xuyên không được ở cùng con: làm đêm …vv hoặc không có năng lực hành vi dân sự.

     

    Nhìn chung, khi quyết định trao quyền nuôi con cho người vợ hay người chồng, Cơ quan Tòa án đều phải căn cứ xem xét quyền lợi về mọi mặt của cháu bé trên thực tế.

     

    Mọi thông tin cần trao đổi thêm, vui lòng gửi thông tin về địa chỉ: Số 9, ngách 6A, ngõ 6 Đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội để trao đổi chi tiết và cụ thể hơn trong mọi vấn đề (nếu có phát sinh).

     

    Trân trọng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #377865   07/04/2015

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Bạn trai em là người Hàn Quốc bị một người bạn Việt Nam của em gửi tin nhắn đe dọa giết. Vậy em hỏi có thể làm cách nào để kiện không ạ ?

    Xin chào luật sư Vui lòng cho em hỏi một việc như sau: Bạn trai em là người Hàn Quốc bị một người bạn Việt Nam của em gửi tin nhắn đe dọa giết. Vậy cho em hỏi trong trường hợp này em có thể làm cách nào để kiện hoặc xử lý bằng pháp luật không ạ? Em xin chân thành cảm ơn !

     
    (Độc giả gửi nội dung câu hỏi từ địa chỉ Nick Fb: https://www.facebook.com/hoailinh.mattrang)
     
     
    Chào bạn. Trong trường hợp tin nhắn khủng bố chỉ dừng lại ở mức độ thông thường, chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người thực hiện có thể bị xử lý hành chính kèm theo các biện pháp cưỡng chế khác như buộc xin lỗi công khai, cam kết không tái phạm.
     
    Tuy nhiên trong các trường hợp khác, gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xử lý hình sự theo các tội danh tương ứng. (Ví dụ như làm cho người bị hại lo sợ hành vi đe dọa giết người sẽ được thực hiện thì người nhắn tin khủng bố có thể bị khởi tố về tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Hình sự).
     
    Trường hợp mà bạn đưa ra,bạn nên tố cáo việc bạn trai mình bị khủng bố bằng tin nhắn đến cơ quan công an để có biện pháp xử lý thích đáng đối với người thực hiện.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #377862   07/04/2015

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Luật sư cho mình hỏi. Mình có chú em trai bố mình bị đi tù 2 năm tội đánh bạc ?

     
    Luật sư cho mình hỏi. Mình có chú e trai bố mình bị đi tù 2 năm tội đánh bạc. Hiên tại mình đang yo 1 ng làm csgt. K biết trường hợp của mình lấy đc c.a k ạ?
     
    (Độc giả có Nick https://www.facebook.com/lam.nhung.56)
     
     
    Chào bạn! Công ty Luật NewVision xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    Pháp luật không cấm cản kết hôn tự nguyện tiến bộ. Tuy nhiên, đối với người hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù (an ninh quốc phòng, công an...) thì yêu cầu kết hôn khắt khe hơn.
     
    Qua thời gian tìm hiểu, nếu cả hai thấy "tâm đầu ý hợp" và quyết định đi đến hôn nhân thì bản thân phải tự viết đơn xin xây dựng gia đình như trình tự trên. Bản thân phải động viên người bạn đời của mình kê khai lý lịch cho thật đầy đủ. Trong lý lịch phải khai cả ba đời; quá trình hoạt động của ba đời trước và sau năm 1975; có ai theo "chế độ cũ" không? Có thân nhân xuất cảnh không? Có theo tôn giáo nào không?...
     
    Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thẩm tra, xác minh người bạn đời và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc. Thời gian thẩm tra, xác minh từ 2 đến 4 tháng, nếu không có gì trở ngại thì Phòng Tổ chức cán bộ sẽ gửi Thông báo cho phép xây dựng gia đình đến đơn vị công tác, lúc đó các bên mới tiến hành đăng ký kết hôn và tổ chức cưới.
     
    Trường hợp lý lịch, nhân thân của người bạn đời không phù hợp thì bản thân cán bộ, chiến sĩ phải chọn lựa một trong hai "con đường", hoặc "tình yêu", hoặc "sự nghiệp". Phải đáp ứng ba tiêu chuẩn sau đây:
     
    - Về Dân tộc thì dân tộc Kinh là đạt tiêu chuẩn.
     
    - Về tôn giáo: Những người trong ngành an ninh, cảnh sát thì không được lấy người theo đạo Thiên Chúa Giáo.
     
    - Về kê khai lý lịch và thành phần gia đình nội ngoại 3 đời. Nếu trong gia đình bạn có một hoặc nhiều đảng viên thì thẩm tra 2 đời (Tùy thuộc vào người đi thẩm tra).
     
    Các điều kiện cơ bản không lấy chồng (vợ) công an:
     
    1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền
     
    2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
     
    3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành... 
     
    4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
     
    5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
     
    Nhưng theo ý kiến cá nhân của chúng tôi, tôi e rằng việc kết hôn của bạn sẽ không dễ dàng.
    Để được tư vấn chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với tôi theo số điện thoại 0918368772 or 0985928544 (Luật sư Tuấn).

     

     
    Báo quản trị |  
  • #382811   12/05/2015

    luatsuhien
    luatsuhien

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2012
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 204
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 15 lần


    Không có đăng ký kết hôn có ly hôn được không?

    Hiện tôi muốn ly hôn nhưng bị dấu đăng ký kết hôn, vậy tôi có ly hôn được không?

    Theo quy định thì: Thẩm quyền giải quyết vụ án đơn phương ly hôn là Tòa án nơi người bị cư trú.

    Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

    1.Chứng minh Nhân dân, hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao);

    2. Đăng ký kết hôn bản chính;

    3. Bản sao Giấy khai sinh của con ;

    4. Giấy tờ về tài sản nếu có tranh chấp cần yêu cầu Toàn án giải quyết.

    Như vậy, nếu trường hợp bị đơn cố tình không cung cấp đăng ký kết hôn thì bạn làm đơn đề nghị xin cấp bản sao đăng ký kết hôn tại nơi mà anh chị đã đăng ký, tiếp đó bạn làm đơn đề nghị Tòa án thụ lý với lý do chồng hoặc vợ không cung cấp bản chính đăng ký kết hôn.

    Luật sư: Vũ Thị Hiên

    Công ty Luật Dương Khôi Minh

    163 Quan Hoa- Cầu Giấy - Hà Nội

    Điện thoại 043. 2000. 236

    Di động: 0904 68 03 83

    Email:luatanhduong@gmail.com

    http://luatduongkhoiminh.com

     
    Báo quản trị |  
  • #392689   17/07/2015

    sanphaply
    sanphaply

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tư vấn về điều kiện và thủ tục lập di chúc

     

    Bà tôi muốn viết di chúc để lại tài sản riêng cho 2 con trước khi tái hôn thì cần những thủ tục gì? Nếu viết di chúc này sau thời điểm tái hôn thì thủ tục có phức tạp hơn không? Di chúc này có hiệu lực mãi mãi không? Xin cảm ơn luật sư!

      

    *Điều kiện, thủ tục lập di chúc:

    Theo Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về di chúc hợp pháp, cụ thể là:

    "1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực".

     

    Như vậy, trong trường hợp này, nếu bà bạn có tài sản riêng, không có tranh chấp hay kê biên để đảm bảo thi hành án và muốn lập di chúc thì việc lập trước hay sau khi tái hôn cũng không có gì phức tạp hơn. Trước tiên, di chúc của bà bạn lập cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 652 trên. Và nội dung di chúc bao gồm:

    - Ngày, tháng, năm lập di chúc;

    - Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

    - Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

    - Di sản để lại và nơi có di sản;

    - Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

    (Lưu ý: Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc).

     

     

    * Thủ tục lp di chúc:

    Bà của bạn có thể đến Uỷ ban nhân dân cấp xã hay phòng công chứng để chứng thực, hoặc công chứng di chúc và thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự sau đây:

    - Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứngthực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;

    - Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

     

    Đồng thời, theo Điều 662 Bộ luật dân sự quy định về sự sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc:

    "1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào.

    2. Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

    3. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ".

    Do đó, bà bạn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào và di chúc chỉ có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế (tức là từ thời điểm bà bạn mất).

    Trân trọng!

     

     

     

     

    Sanphaply - Giải pháp luật cho mọi người

    http://sanphaply.com

     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!