Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp [người lao động và người sử dụng lao động] đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng; điều này đồng nghĩa với việc khi Chính phủ quy định tăng lương tối thiểu vùng thì mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ tăng lên.
Nhiều khả năng, từ 01/01/2015, mức lướng tối thiểu vùng được tăng thêm từ 10 – 20 %.
Theo Kết luận 23-KL/TW ngày 29/05/2012 của Ban chấp hành trung ương Đảng thì đến năm 2015 mức lương tối thiểu vùng phải đạt được nhu cầu tối thiểu cho người lao động. Tuy nhiên, mức lương tối thiểu vùng hiện nay mới chỉ đáp ứng được 66% mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng I, 70,6% mức sống tối thiểu người lao động ở vùng II; 70% mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng III và 79% mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng IV.
Nay đã là tháng 08/2014, chắc rằng lộ trình tăng lương tối thiểu vùng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho người lao động sẽ không đạt được trong năm 2015 [hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tuy được cải thiện nhưng chưa thoát hẳn sự khó khăn; chưa đủ quỹ lương để trả cho người lao động; nếu tăng đúng lộ trình thì sẽ bóp chết doanh nghiệp] nhưng sẽ tăng lương tối thiểu ở mức có thể từ 10 – 20 %.
Nhiều khả năng, cuối năm nay Chính phủ sẽ ban hành Nghị định mới về mức lương tối thiểu vùng thay thế Nghị định 182/2013/NĐ-CP theo hướng tăng từ 10 – 20 % so với mức lương hiện hành và áp dụng mức lương mới từ 01/01/2015.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động cho người lao động cũng tăng thêm từ 10 - 20 %.