Tăng cường thanh tra xử lý lĩnh vực giám định tâm thần làm giả bệnh án để trốn tội

Chủ đề   RSS   
  • #605970 09/10/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tăng cường thanh tra xử lý lĩnh vực giám định tâm thần làm giả bệnh án để trốn tội

    Ngày 04/10/2023 Bộ Y tế đã có Công văn 6356/BYT-KCB năm 2023 về việc tăng cường quản lý, chỉ đạo trong lĩnh vực giám định pháp y, Giám định pháp y tâm thần.
     
    Theo đó, nhằm đảm bảo việc tăng cường quản lý Bộ Y tế thanh tra, kiểm tra xử lý lĩnh vực giám định pháp y, giám định tâm thần làm giả bệnh án như sau:
     
    tang-cuong-thanh-tra-xu-ly-linh-vuc-giam-dinh-tam-than-lam-gia-benh-an-de-tron-toi
     
    Thực trạng làm giả bệnh án tâm thần gây bức xúc trong xã hội 
     
    Trong thời gian qua, liên quan đến lĩnh vực giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần đã xảy ra một số vụ việc phức tạp; Một số đối tượng đã lợi dụng có bệnh án tâm thần để gây án hoặc trốn tội gây bức xúc trong xã hội cũng như gây khó khăn đối với các cơ quan tố tụng trong điều tra, xử lý các vụ án.
     
    Để công tác giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần được triển khai chặt chẽ, minh bạch, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm đáp ứng yêu cầu của cơ quan tố tụng; đánh giá đúng tỷ lệ tổn thương cơ thể cũng như tình trạng tâm thần của đối tượng giám định, không để xảy ra hành vi làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần, Bộ Y tế đề nghị các Đơn vị thực hiện các nhiệm vụ tại Công văn 6356/BYT-KCB năm 2023.
     
    05 yêu cầu nhằm tăng cường thanh tra, giám sát trong lĩnh vực giám định
     
    (1) Nghiêm túc thực hiện các quy định về khám bệnh, chữa bệnh, lưu trữ hồ sơ bệnh án và cấp tóm tắt bệnh án tâm thần cho người bệnh. Cán bộ được giao nhiệm vụ khám bệnh tâm thần cần không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị trong thực hiện nhiệm vụ được giao. 
     
    Người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án tâm thần không đúng tình trạng bệnh lý tâm thần và không đúng quy định của pháp luật.
     
    (2) Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các Bộ, ngành tăng cường chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khám, điều trị, cấp bệnh án ngoại trú điều trị bệnh tâm thần tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
     
    (3) Viện Pháp y Quốc gia và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức pháp y trong việc triển khai thực hiện các hướng dẫn chuyên môn tại các Thông tư do Bộ Y tế ban hành và tại các văn bản pháp luật liên quan.
     
    (4) Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực nghiêm túc thực hiện các nội dung sau:
     
    - Tiếp nhận trưng cầu/yêu cầu của cơ quan tố tụng, của các tổ chức, cá nhân và thực hiện giám định khách quan, trung thực, chính xác, đúng quy trình, đúng quy định của Luật Giám định tư pháp 2012Thông tư 23/2019/TT-BYT Ban hành Quy trình giám định pháp y tâm thần và Biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần.
     
    - Các giám định viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 11/2022/TT-BYT Quy định tiêu chuẩn" hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần.
     
    - Định kỳ hằng năm, thực hiện báo cáo kết quả hoạt động theo biểu mẫu báo cáo ban hành tại Quyết định 5184/QĐ-BYT năm 2019 của Bộ Y tế về việc “Ban hành Biểu mẫu báo cáo đánh giá năng lực, khả năng đáp ứng trưng cầu giám định của các tổ chức giám định pháp y tâm thần”;
     
    - Nghiêm túc thực hiện tự kiểm tra đánh giá hoạt động của đơn vị theo các tiêu chí và bảng điểm được quy định tại Quyết định 5092/QĐ-BYT năm 2020 Ban hành Quy chế kiểm tra và bảng điểm đánh giá công tác giám định pháp y tâm thần, công tác tiếp nhận, điều trị và quản lý người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
     
    - Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy địa phương, các cơ quan chuyên môn trên địa bàn, chủ động triển khai ký hợp đồng, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế thực hiện khám chuyên khoa, khám cận lâm sàng cho các đối tượng trên cơ sở hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí.
     
    - Tăng cường trao đổi thông tin với cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát về tình hình, kết quả giám định theo quyết định trưng cầu; chỉ tiếp nhận giám định khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định; chỉ bàn giao kết luận giám định, đối tượng giám định cho cá nhân, tổ chức theo đúng quy định của pháp luật.
     
    - Có hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân trong cơ quan, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ được phân công.
     
    (5) Rà soát, tổng hợp và đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn chuyên môn không còn phù hợp, đề xuất phương án, giải pháp cụ thể, báo cáo về Bộ Y tế (qua Cục Quản lý Khám, chữa bệnh).
     
    Xem thêm Công văn 6356/BYT-KCB năm 2023 ban hành ngày 04/10/2023. 
     
    158 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (18/11/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận