Tặng cho đất với điều kiện không được bán có được không?

Chủ đề   RSS   
  • #533301 21/11/2019

    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Tặng cho đất với điều kiện không được bán có được không?

    Xem thêm:

    >>> Các bước chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    >>> 15 trường hợp được cấp GCN quyền sử dụng đất

    >>> 04 lưu ý cần biết về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện


    Tặng cho tài sản là việc tặng tài sản (bên tặng) của mình cho người khác (bên nhận tài sản tặng cho). Theo đó, việc tặng cho do hai bên thỏa thuận hoặc từ một phía có ý muốn tặng cho (như trong trường hợp cha, mẹ tặng tài sản cho con,..) có thành lập văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Vậy trong trường hợp cha tặng con đất có điều kiện không được bán được không?

    Trong trường này, tại Điều 462 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về việc tặng cho tài sản có điều kiện như sau:

    “1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

    3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”

    Do đó, từ căn cứ trên việc cha tặng con tài sản và kèm theo điều kiện không được bán là phù hợp với quy định của pháp luật.

    - Trường hợp tặng cho tài sản có điều kiện không được bán có hiệu lực nếu giữa hai bên có thành lập văn bản thỏa thuận hoặc trong nội dung hợp đồng tặng cho (có công chứng, chứng thực) có quy định thêm điều khoản bắt buộc người nhận tài sản không được bán tài sản trong một thời hạn nhất định hoặc không xác định thời hạn và người nhận tài sản tặng cho phải tuân thủ điều kiện theo thỏa thuận (căn cứ khoản 1 Điều 459 Bộ luật dân sự 2015) 

    - Trường hợp thỏa thuận tặng cho có lập hợp đồng tặng cho tuy nhiên trong hợp đồng không có điều kiện không được bán mà việc thỏa thuận bằng lời nói (căn cứ khoản  1 Điều 119 BLDS 2015) thì người nhận tặng cho cũng phải tuân thủ. Nếu làm trái thỏa thuận người tặng cho có quyền đòi lại tài sản đã tặng cho (căn cứ khoản 3 Điều 462 nêu trên). Bên cạnh đó, người tặng cho tài sản phải chứng minh được có giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói là sự thật và có chứng cứ xác thực thì mới đòi lại được tài sản.

    Tuy nhiên, trong trường hợp cha tặng cho con đất với điều kiện không được bán do đất của ông bà tổ tiên (không có quy định thời hạn),..Nhưng đến thời điểm người tặng cho không còn thì nghĩa vụ thực hiện đúng điều kiện tặng cho cũng không còn, vì theo quy định tại Bộ luật dân sự nêu rõ, chỉ người tặng cho mới có quyền đòi lại tài sản, nhưng người tặng cho không còn nên người nhận có thể được bán cho người khác. Những người liên quan như anh, chị, em ... trong gia đình không có quyền đồi lại tài sản, hay cấm cản.

    Lưu ý: Đối với tài sản tặng cho là động sản có thành lập văn bản thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để đảm bảo tình pháp lý của giao dịch thì khuyến khích khi xác lập nên có công chứng, chứng thực.

    Việc tặng cho tài sản có hiệu lực từ:

    - Đối với động sản: Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

    - Đối với bất động sản:  Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản (khoản 2 Điều 459)

    Do đó, việc tặng cho tài sản giữa cha con nếu tài sản có tầm quan trọng đối với gia đình và người cha tặng cho nhưng không muốn con mình bán đi thì có thể kèm theo điều kiện "không được bán" trong nội dung thỏa thuận khi thành lập văn bản thỏa thuận/ Hợp đồng tặng cho tài sản. Theo đó, người nhận tặng cho sẽ phải tuân thủ, nếu làm trái thỏa thuận thì người tặng cho có quyền đòi lại tài sản.

     
    14930 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    admin (23/11/2019) ThanhLongLS (21/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận