Tản mạn về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

Chủ đề   RSS   
  • #537789 30/01/2020

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Tản mạn về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

    Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hiểu nôm na là việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Đây là thủ tục đặc biệt được quy định khá cụ thể trong các Bộ luật tố tụng (Dân sự, Hình sự, Hành chính) và được hướng dẫn chi tiết tại Quyết định 625/QĐ-CA của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Tuy nhiên, việc giải quyết đơn của đương sự hoặc kiến nghị của các cơ quan, tổ chức về giám đốc thẩm, tái thẩm còn nhiều hạn chế. Không ít người bức xúc, bất mãn khi bước đi trên con đường tố tụng này nói riêng và tố tụng tại Tòa án các cấp nói chung. Nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu do số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tăng nhanh, trình tự thủ tục còn rườm rà, qua quá nhiều bước là những áp lực không dễ giải tỏa. 

    Chính những áp lực vô hình đó đã đẩy đưa những con số về thời hạn, thời hiệu thời gian xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trở nên mơ hồ và dễ bị lợi dụng. Không ít đơn chìm dần theo thời gian và được giải quyết qua loa, nhưng cũng có đơn may mắn tiếp tục vận hành theo vòng xoay tố tụng. Một thủ tục tưởng chừng như đơn giản lại hóa phức tạp, ngay cả nhiều luật sư hành nghề lâu năm vương vào cũng ngán ngẩm, không mặn mà khi tư vấn, hướng dẫn đương sự khiếu nại theo thủ tục này, thù lao không tương xứng với thời gian thụ động chờ đợi kết quả; khác ở cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm là chủ động để làm việc.

    Trong tranh chấp, ai cũng có lý lẽ riêng, chứng cứ riêng; vậy nên công lý của bên này đôi khi là bất công đối với bên kia. Vậy làm sao để công lý được đặt đúng chỗ của nó?

    Bản thân tôi làm trong ngành, các luật sư, thậm chí các bạn đang học luật có thể hướng dẫn đương sự về thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật, dù là ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm. Nhưng để trả lời đâu là sự thật trong một vụ án tranh chấp? Làm sao để công lý được đặt đúng chỗ của nó? Thì quá khó! Khó bởi có không ít chứng cứ mơ hồ, đối lập, một chứng cứ có nhiều cách hiểu hoặc nhiều hướng nhận định... Tất cả đều là "đặc sản" được "sản sinh" từ các mối quan hệ xã hội phức tạp tranh chấp nhau mà ra. 

    Công lý có thể mơ hồ, nhưng sự thật thì mỗi bên trong tranh chấp tự hiểu được nó ở nơi đâu. 

    Cầu mong sao không còn ai tranh chấp với ai, để mỗi người, mỗi gia đình được sống trong an hòa, hưng thịnh.

    0917 313 339

     
    2154 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #549819   24/06/2020

    Việc quy định như trên cũng chưa phù hợp vì nếu tách phần dân sự (phần yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây ra) trong vụ án hành chính từ đầu ngay sau khi thụ lý, thì việc giải quyết phần tranh chấp dân sự này được áp dụng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Còn việc Tòa án các cấp đã xem xét phần dân sự (phần yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây ra) trong quá trình giải quyết vụ án hành chính thì thời hạn kháng nghị phần dân sự trong bản án hành chính phải tuân theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Không thể áp dụng quy định thời hạn kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự cho một bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật. Do vậy, khi sửa đổi, bổ sung Luật Tố tụng hành chính thì bỏ khoản 3 của điều luật này, vì không phù hợp và không cần thiết.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #549850   25/06/2020

    tuannuna
    tuannuna

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2020
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 245
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 31 lần


    Đồng quan điểm với bạn, sự thật thì chỉ các đương sự là người biết chính xác, tuy nhiên do những người tiến hành tố tụng không có nhiều thời gian để nghiên cứu hồ sơ vụ án.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuannuna vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/06/2020)
  • #567492   31/01/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1199)
    Số điểm: 8800
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Ngoài việc đương sự khi phát hiện được những vi phạm của pháp luật trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ có quyền yêu cầu người có thẩm quyền xem xét kháng nghị giám đốc thẩm theo quy định của pháp luật. Thì tái thẩm cũng như giám đốc thẩm sẽ có những dấu hiệu, hồ sơ mang tính mơ hồ, thiếu rõ ràng, không ít đơn chìm dần theo thời gian và được giải quyết qua loa. 

     
    Báo quản trị |