Tại sao tòa phúc thẩm không áp dụng lãi suất quá hạn mà áp dụng lãi suất chậm trả?

Chủ đề   RSS   
  • #585131 07/06/2022

    cuongluc1982

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2021
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Tại sao tòa phúc thẩm không áp dụng lãi suất quá hạn mà áp dụng lãi suất chậm trả?

    Kính gửi Các Anh Chị bên ngành tòa án

    Tôi là 1 công dân bình thường và mới nhận được bản án từ tòa Phúc Thẩm vào ngày 06/06/2022

    Tôi tóm tắt sự việc của Tôi như sau: Tôi có cho Cty A vay số tiền là 1Ty5 từ ngày 17/1/2020 đến 31/12/2020 với Lãi suất ghi trong hợp đồng là 5%/tháng ngoài ra không có thỏa thuận lãi suất nào khác. Do Cty A không trả tiền nên tôi làm đơn khởi kiện và nội dung Tôi đã chỉnh sủa trước khi tòa sơ thẩm xét xử là yêu cầu Cty A thanh toán nợ gốc và lãi suất là 20%/năm tính từ ngày 17/1/2020 đến ngày xét xử sơ thẩm. Bản Án của tòa sơ thẩm là chấp nhận đơn của tôi là bắt Cty A trả Tôi nợ gốc 1Ty5 và tiền lãi với lãi suất là 20%/năm tính từ ngày vay đến ngày tuyên án sơ thẩm 06/12/2021

    Bị đơn kháng cáo nội dung chấp nhận nợ gốc 1Ty5 nhưng xem xét giảm tiền lãi suất do ảnh hưởng dịch bệnh covid nhưng trong suốt quá trình giải quyết không đưa ra bất kỳ giấy tờ nào chỉ nói miệng mặc dù trong phiên Tòa Phúc Phẩm có thẩm phán yêu cầu đưa giấy tờ. Sau đó Tòa Phúc Thẩm ra quyết định sửa bản án của tòa sơ thẩm như sau về lãi suất

    Lãi từ ngày 17/01/2020 đến ngày 31/12/2020 là 20%/năm

    Lãi từ ngày 31/12/2020 đến thời điểm xét xử sơ thẩm 06/12/2021 là 15% X 11 tháng 5 ngày ( Viện dẫn khoản 2 diều 468 và khoản 5 điều 466)

    Trong phần quyết định Tòa Phúc Thẩm có ghi câu thật sự Tôi không hiểu nội dung này

    Trường hợp Cty A chậm thực hiện nghĩa vụ giao tiền cho Tôi thì Cty A phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 điều 468 của Bộ Luật dân sự là 20%/năm trên số tiền phải hoàn trả; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 468 của Bộ Luật dân sự là 10%/năm

    Với câu này theo Tôi nghĩ vậy là từ ngày 06/12/2021 cho đến khi Cty A trả tiền thì tôi chỉ nhận được lãi suất có 10%/năm

    Ngoài ra bản án Phúc Phẩm còn tuyên Tôi phải chịu 1 phần án phí khoảng hơn 7tr do chênh lệch lãi suất 20% và 15%

    Quan điểm của Tôi như sau

    1. Về án phí như vậy chẳng khác nào nói Tôi làm sai. Tôi có tham khảo thì có đến 4 lãi suất trong hợp đồng vay tài sản gồm Lãi trong hạn, Lãi quá hạn, Lãi chậm trả và Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả. Tôi làm sao biết được Tòa áp dụng lãi suất nào, và trong đơn ban đầu Tôi cũng yêu cầu tính lãi theo quy định của pháp luật nhưng do Tòa sơ thẩm yêu cầu Tôi phải ghi ra con số cụ thể
    2. Về lãi suất: trong thực tiễn Tôi chắc chắn hầu hết các hợp đồng vay tài sản các bên đều không thỏa thuận tiền lãi quá hạn vì khi thực hiện giao kết hợp đồng các bên đều tự nguyện giao kết và luôn mong muốn các bên không vi phạm thỏa thuận. Luật pháp đưa ra nhiều quy định được xem là chế tài nhằm mục đích ràng buộc người có nghĩa vụ phải thực hiện nghiêm nghĩa vụ của mình
    3. Với quyết định lãi suất của Tòa Phúc Thẩm theo quan điểm của Tôi không đúng với tình thần của Nghị Quyết 01/2019/NQ-HĐTP – Hướng dẫn áp dụng một số quy định pháp luật về Lãi suất

    TÔI RẤT MONG NHẬN ĐƯỢC SỰ PHẢN BIỆN TỪ CÁC ANH CHỊ TRONG TÒA ÁN VỀ TRƯỜNG HỢP CỦA TÔI

    Tôi xin chân thành cảm ơn

     
    554 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn cuongluc1982 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/06/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #585141   08/06/2022

    huyen.tuvanluat
    huyen.tuvanluat

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2020
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 20 lần


    Tại sao tòa phúc thẩm không áp dụng lãi suất quá hạn mà áp dụng lãi suất chậm trả?

    Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi,

    Với trường hợp của anh, tôi xin có quan điểm như sau:
    Về án phí, nếu như các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng về người chịu án phí thì theo quy định người khởi kiện là người nộp tạm ứng án phí cho Tòa án. Quyết định của Tòa án (nếu có) sẽ là căn cứ xác định nghĩa vụ nộp án phí của các bên đương sự. 

    Về lãi suất:

    Điều 468. Bộ luật dân sự 2015 quy định về Lãi suất như sau:

    1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

    Như vậy đối với trường hợp của anh, các bên có thỏa thuận việc trả lãi suất tối đa 20% đến thời điểm phiên tòa sơ thẩm ngày 06/12/2021. Sau khoảng thời gian này, hai bên có thỏa thuận trả lãi nhưng do không quy định cụ thể mức lãi suất nên tính theo Khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 ở mức 10%, tính từ phiên tòa sơ thẩm cho đến lúc bên vay trả tiền cho anh là có căn cứ theo quy định của pháp luật.

    Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn huyen.tuvanluat vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/06/2022) cuongluc1982 (15/06/2022)
  • #585354   15/06/2022

    cuongluc1982
    cuongluc1982

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2021
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Xin cảm ơn phần trả lời của bạn

    Bạn đang nhầm lẫn về lãi suất

    Nội dung thỏa thuận lãi trong hợp đồng vay của Tôi bắt đầu là từ ngày  17/01/2020 đến ngày 31/12/2020 là 20%/năm

    Ở đây Tôi đang thắc mắc tại sao Tòa Phúc Thẩm lại tính lãi suất từ ngày 31/12/2020 là ngày hết hạn trong hợp đồng của Tôi cho đến ngày xét xử Sơ Thẩm là ngày 06/12/2021 là 15%/năm

    Và ở phần quyết đinh Tòa Phúc Thẩm lại ghi 1 câu, Tôi trích dẫn nguyên câu văn của Tòa Phúc Thẩm " Trường hợp Cty A chậm thực hiện nghĩa vụ giao tiền cho Tôi thì Cty A phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 điều 468 của Bộ Luật dân sự là 20%/năm trên số tiền phải hoàn trả; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 468 của Bộ Luật dân sự là 10%/năm"

    Với câu này có nghĩa là từ ngày 06/12/2021, Tôi tiếp tục lại bị giảm lãi suất xuống 10%/năm

    Tôi đang thắc mắc hợp đồng của Tôi là Hơp đồng vay có thỏa thuận lãi suất là 20%/năm. Tư nhiên sau mỗi lần Tòa xét xử Tôi lại bị giảm lãi suất

    Điều này không đúng với tình thần của nghị quyết Nghị quyết 01/2019 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LÃI, LÃI SUẤT, PHẠT VI PHẠM

    Điều 13. Quyết định lãi, lãi suất trong bản án, quyết định của Tòa án

    1. Khi giải quyết vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, cùng với việc quyết định khoản tiền mà bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán cho bên được thi hành án thì Tòa án phải quyết định trong bản án hoặc quyết định (Phần quyết định) như sau:

    a) Đối với trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà các bên có thỏa thuận về việc trả lãi thì quyết định kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận về mức lãi suất thì quyết định theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

    b) Đối với trường hợp khoản tiền phải thu nộp vào ngân sách Nhà nước mà pháp luật có quy định nghĩa vụ trả lãi; hoặc khoản tiền bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; hoặc trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ về tài sản trong hoặc ngoài hợp đồng khác mà các bên không thỏa thuận về việc trả lãi thì quyết định kể từ ngày bản án, quyết đsịnh có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. “Mức lãi suất hai bên thỏa thuận” hướng dẫn tại khoản 1 điều này là mức lãi suất nợ quá hạn các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc tại Tòa án. Trường hợp, các bên không có thỏa thuận về mức lãi suất nợ quá hạn thì mức lãi suất nợ quá hạn bằng 150% mức lãi suất trong hạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn cuongluc1982 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/06/2022)
  • #585143   08/06/2022

    kul99hb@gmail.com
    kul99hb@gmail.com

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Tại sao tòa phúc thẩm không áp dụng lãi suất quá hạn mà áp dụng lãi suất chậm trả?

    Về án phí Căn cứ theo Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm cụ thể như sau:

    - Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.

    - Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.

    - Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.

    - Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.

    - Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận

    Trong trường hợp này, do bản án phúc thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu giảm lãi suất do covid cho bị đơn từ 15% xuống còn 5% thì nguyên đơn phải chịu phần chênh lệch đó

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn kul99hb@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/06/2022) cuongluc1982 (15/06/2022)
  • #585144   08/06/2022

    kul99hb@gmail.com
    kul99hb@gmail.com

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    từ 20% xuống 15%

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kul99hb@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/06/2022)
  • #585356   15/06/2022

    cuongluc1982
    cuongluc1982

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2021
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Không biết mình đã từng nộp đơn khỏi kiện chưa

    Ngay từ đầu làm đơn Tôi cũng ghi rõ là yêu cầu tính lãi suất theo quy định của pháp luật nhưng Tòa sơ thẩm bắt Tôi phải ghi rõ con số là bao nhiêu, và phải tính chi tiết từng ngày 

    Đây là lần đầu tiên nên Tôi làm sao biết được lãi suất trong hạn và lãi suất khi hết hạn hợp đồng là bao nhiêu. Hợp đông ghi 20% thì tôi ghi 20% thôi

    Nếu tòa phúc phầm nói vậy chẳng khác nào nói do Tôi sai do không biết luật nên sẽ bị ĐÓNG TIỀN PHẠT

    Cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn cuongluc1982 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/06/2022)