Tại sao nhà nước không ủng hộ người cho vay tiền bằng việc siết tài sản của con nợ giùm?

Chủ đề   RSS   
  • #516606 08/04/2019

    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Tại sao nhà nước không ủng hộ người cho vay tiền bằng việc siết tài sản của con nợ giùm?

    Thật lòng mà nói tôi rất căm ghét và khinh bỉ những kẻ nợ tiền mà không trả do vậy trong cuộc sống tôi không muốn mắc nợ ai cả và nếu nợ tiền thì trả ngay lập tức.

    Hy vọng nhà nước có quy định trong pháp luật là nếu người cho vay mà có số tiền lãi đúng quy định của pháp luật thì nhà nước sẽ bảo vệ tài sản người cho vay và siết tài sản con nợ giùm người cho vay.

    Ví dụ về lãi xuất hợp pháp của người cho vay:

    Nhà nước sẽ đưa ra luật này ví dụ chỉ được phép hơn mức chuẩn ngân hàng nhà nước tối đa 1%. Ví dụ lãi suất vay tiền là 15% / năm của ngân hàng thì người cho vay được phép thêm tối đa là 16%/ năm. Tất cả tiền lãi được tính từ ngày ghi giấy nợ của người cho vay để tránh trường hợp mức chuẩn ngân hàng nhà nước bị thay đổi vào ngày khác.

     
    4273 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #516610   08/04/2019

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 213 lần


    Theo mình thấy Bộ luật dân sự 2015 có quy định vấn đề này mà, hay lãi suất ở đây là lãi suất hiểu theo nghĩa khác nhỉ?

    “Điều 468. Lãi suất

    1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #516614   08/04/2019

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Ý mình nói là nhà nước không tiến hành siết tài sản con nợ giùm thay cho chủ nợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #516634   08/04/2019

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 213 lần


    Theo mình nghĩ đây là thỏa thuận dân sự của các bên, nhà nước không có trách nhiệm can thiệp vào thảo thuận các bên, cơ quan tố tụng chỉ là một trong những phương pháp để các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp, đây cũng là nguyên tắc bình đẳng, tự do ý chí trong bộ luật dân sự.

    Cập nhật bởi GHLAW ngày 08/04/2019 05:30:50 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #516637   08/04/2019

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    Số người cho vay chuyên nghiệp là những người thuộc thành phần nào?

    Nếu người vay có tài sản thì khởi kiện và yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: không có việc nhà nước không ủng hộ người cho vay; NN chỉ xử lý hành vi trái pháp luật của người cho vay.

     
    Báo quản trị |  
  • #516687   10/04/2019

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Theo thực tế thì mình thấy nếu như bên cho vay và bên vay tự thỏa thuận với nhau về khoản tiền vay và thời hạn trả thì đây là quan hệ dân sự của hai bên nên khi có phát sinh tranh chấp thì phải nhờ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì lúc này nhà nước mới có trách nhiệm giải quyết.

     
    Báo quản trị |  
  • #517430   30/04/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Cho vay tiền là giao dịch rất quen thuộc trong đời sống hiện nay, thế nhưng đây cũng là giao dịch ẩn chứa nhiều rủi ro do bên vay cố tính chây ỳ không trả nợ mà bên cho vay ngậm ngùi mất trắng tiền cho vay. Nhiều trường hợp người cho vay tiền vì sự tin tưởng mà không lập giấy tờ, chứng từ thể hiện việc giao dịch giữa các bên. Khi các bên xảy ra tranh chấp thì lại không có căn cứ để đòi nợ. Hoặc có nhiều trường hợp việc vay tiền có lập giấy vay mượn nợ, tuy nhiên, do nội dung không đảm bảo nên không được tòa chấp nhận khi các bên khởi kiện. Vì đây là thỏa thuận dân sự nên cơ quan có thẩm quyền chỉ can thiệp khi có mâu thuẫn và phát sinh

     
    Báo quản trị |  
  • #517509   30/04/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Theo mình thấy không phải là nhà nước không cho mà là các bên đang áp dụng hình thức vay không đúng. Cụ thể vay ở đây nói theo ngôn ngữ như của các ngân hàng thì là vay tín chấp và vay thế chấp. Việc vay tín chấp không có tài sản bảo đảm, các bên trong giao dịch dân sự tin tưởng lẫn nhau và thiết lập hợp đồng vay. Khi vi phạm hợp đồng thì các bên chỉ có thể khởi kiện ra Tòa nếu không thỏa thuận được. Bạn không thể siết đồ đạc của người khác khi sử dụng cho vay tín chấp được. Còn vay thế chấp là việc khi vay bạn thế chấp một tài sản nào đó cho bên cho vay, nếu không trả được thì bên cho vay có thể lấy tài sản đó. 

     
    Báo quản trị |  
  • #519997   03/06/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Việc vay tiền là quan hệ dân sự phát sinh giữa hai bên. Mà nguyên tắc căn bản và tối trọng nhất của quan hệ dân sự đó chính là sự thỏa thuận. Vì thế, khi hai bên phát sinh quan hệ vay mượn, để chắc ăn nhất là làm hợp đồng cho vay tài sản. Như thế, khi có phát sinh tranh chấp thì cũng dễ nhờ cơ quan nhà nước giải quyết vì có hợp đồng làm chứng cứ chứng minh quan hệ dân sự đã xảy ra. Chứ nếu không, cứ thỏa thuận bằng miệng rồi khi đưa nhau ra Tòa lại không có gì làm bằng chứng, tiền mất mà tật mang. 

     
    Báo quản trị |