Tưởng chừng những bàn tán về vụ Nguyễn Khắc Thủy sẽ đi đến hồi kết khi có bản án kết luận của phiên tòa phúc thẩm, ấy vậy mà vẫn không thể tin được những luận điểm đưa ra của HĐXX với căn cứ để đưa về bản án 18 tháng tù treo là không thể chấp nhận được.
Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội Dâm ô như sau:
Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
|
Bản án của Tòa khi đưa ra đã khẳng định tội danh của Nguyễn Khắc Thủy, tuy nhiên lại cho hưởng án treo, bản án đã thay đổi đến chóng mặt so với phiên sơ thẩm khi chấp nhận một phần kháng cáo của ông Thủy. Xem xét lại Điều 2 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP quy định về điều kiện được hưởng án treo như sau:
1. Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có ĐỦ các điều kiện sau đây:
a) Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại Bộ luật hình sự;
b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật
c) Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng;
d) Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại của Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự.
đ) Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng.
>>>> Phân tích các yếu tố trên, hành vi của ông Thủy không phải là lần đầu, tuy nhiên cơ sở chứng minh không đủ để HĐXX chấp thuận, ngoài ra chưa có cơ sở được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, việc đưa ra các luận điểm như là Đảng viên, có nơi cư trú rõ ràng, tuổi đã cao sức khỏe lại không tốt,… chỉ là những luận điệu biện hộ chứ chưa hề có căn cứ để áp dụng y các tình tiết giảm nhẹ quy định tài Điều 51 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017. Ngoài ra, trong quá trình hầu tòa, Nguyễn Khắc Thủy liên tục kêu oan đồng thời dọa sẽ kiện những người tố cáo mình. Khi bản án được đưa ra, sự dửng dưng tự đắt vẫn còn hiện rõ, điều này chứng tỏ không hề có sự ăn năn, hối lỗi.
=> Bản thân tôi vẫn chưa thể hiểu tại sao với tội danh đó lại cho hưởng án treo, căn cứ vào các tình tiết cũng như quá trình diễn ra phiên tòa thì ông Thủy không đủ điều kiện được hưởng án treo với tội danh này.
Liệu có sai phạm gì không trong quá trình tố tụng?
Từ vụ này lo ngại về sau, liệu còn có ai muốn lên tiếng cho những hành vi mang tính đồi bại như vậy nữa không? Và cả những đứa trẻ có thực sự đang được bảo vệ như đúng bản chất về “Quyền trẻ em”? Cần xem xét, kiến nghị lại về bản án này, tội phạm liên quan đến trẻ em dù ở hành vi nào thì mức độ không thể xem nhẹ. tránh tình trạng bỏ lọt tội phạm và sự tin tưởng của nhân dân trong công tác xét xử.