Tại sao mức phạt hợp đồng thương mại giới hạn ở 8%?

Chủ đề   RSS   
  • #450860 03/04/2017

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Tại sao mức phạt hợp đồng thương mại giới hạn ở 8%?

    Chào các bác, cái này là thắc mắc từ hồi còn đi học của em, nhưng vì hồi đi học em thuộc dạng lười học, nhác hỏi nên thắc mắc này vẫn còn chỉ là thắc mắc. Tự nhiên mấy ngày gần đây lại nhớ ra, lên đây viết vài dòng mong các bác giải đáp giúp.

    Chả là, theo quy định tại Điều 301 Luật thương mại 2005:

    "Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này."

     

    Bản chất của hợp đồng là sự tự do thỏa thuận của các bên tham gia, bao gồm cả những quy định về chế tài, xử phạt. Và khi giao kết hợp đồng thương mại, bản chất thì các bên đều muốn giao dịch thương mại được diễn ra. Không ai kí hợp đồng để muốn được phạt nhau cả. Cho nên mức phạt trong hợp đồng, theo em là một "động lực" để các bên cô gắng thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, cho giao dịch thương mại được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Chính vì vậy, mức xử phạt hợp đồng theo em càng cao là càng tốt, bởi phạt càng cao thì các bên sẽ càng "sợ".
     
    Em biết chắc, khi đề ra một quy định nào thì các nhà làm luật cũng phải cân nhắc rất kỹ các phương án. Tuy nhiên lục tìm trên mạng mãi cũng không tìm được bài thuyết mình hay tờ trình Quốc hội về Luật thương mại 2005 nên không hiểu được ý của nhà làm luật là như thế nào.
     
    Rất rất rất mong nhận được ý kiến của các bác ạ.

    Đây là chữ ký

     
    35615 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    ibpro68 (08/06/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #450864   03/04/2017

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 127 lần
    Moderator

    Dear bạn !

    Thực tế thì có rất nhiều thắc mắc của các Luật tại Việt Nam mà bản thân dân luật cũng như các nhà làm luật cũng chưa ai đưa ra một câu trả lời thỏa mãn mọi thắc mắc cũng như tư duy, lý luận của mọi người.

    Và chỉ có đơn giản 1 cách giải thích đó là ý chí là nhà làm luật. Nó cũng giống như bạn thích một ai đó có rất nhiều lý do và cách giải thích mặc dù so sánh với chàng trai/cô gái khác thì người bạn thích chẳng có một ưu điểm nào cả.

    Vì vây, sau nhiều năm làm luật tôi rút ra một kinh nghiệm đó là không nên thắc mắc tại sao luật lại định lượng ra một con số. Cũng giống như lãi suất cho vay 20% trong BLDS 2015 cũng vậy. 

    Và theo ý kiến cá nhân của mình thì đấy là một con số "bốc thuốc".

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Wizardma vì bài viết hữu ích
    Dong_Bich (03/04/2017) quanh1807@gmail.com (30/06/2023)
  • #450876   03/04/2017

    Theo em , bản chất của hợp đồng là tự do thỏa thuận , trung thực và thiện chí . Mức phạt hợp đồng thực chất là một chế tài giúp cho các bên thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đúng đắn nhất.

    Khi làm sai hợp đồng thực tế bên làm sai đã phải chịu bồi thường thiệt hại khi làm trái hợp đồng rồi, nghĩa là nếu hành vi của bên làm sai gây ra thiệt hại gì cho bên kia thì bên kia đã nhận lại được đầy đủ mất mát của mình nếu chứng minh được thiệt hại.

    Cho nên, mức phạt hợp đồng phải thấp hoặc phải phù hợp để không quá cao. Nếu không , khoản phạt này không còn mang ý nghĩa răn đe cho các bên khi tham gia vào hợp đồng nữa mà sẽ mang đến một tính bất bình đẳng cho các bên.

    Bất bình đẳng nếu mức phạt hợp đồng quá cao xảy ra khi cả 2 bên A và B đều tham gia hợp đồng , cả 2 đều trung thực, thiện chí và mong muốn hợp đồng được thực hiện. Bên A vì một lý do nào đó không thực hiện được nghĩa vụ của mình cho bên B làm bên B thiệt hại. Bên A ngoài phải thực hiện bồi thường cho bên B đủ các thiệt hại (như vậy có thể coi như bên B chưa mất gì) còn phải bồi thường 1 khoản tiền lớn cho bên B nữa. Vậy khoản tiền này có ý nghĩa gì ? Nếu khoản tiền phạt còn lớn hơn những lợi ích mà bên B nhận được thì liệu bên B sẽ mong muốn hợp đồng này được thực hiện hay không được thực hiện ? lúc đó liệu tham gia hợp đồng cả 2 bên có còn tự do, trung thực , thiện chí để thực hiện nữa hay không ? Bởi vậy tiền phạt quá cao sẽ làm mất đi bản chất của hợp đồng.

    Chưa hết khi không quy định hợp lí mức tiền phạt còn rất nhiều mánh khóe có thể đi theo như rửa tiền, gian lận hợp đồng... nếu không quy định mức phạt thấp hay thấp một cách hợp lí, nên theo em để 8% là khá đúng đắn rồi bác à  

    Cập nhật bởi thanhchiencn ngày 03/04/2017 01:18:33 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #450902   03/04/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    thanhchiencn viết:

    Theo em , bản chất của hợp đồng là tự do thỏa thuận , trung thực và thiện chí . Mức phạt hợp đồng thực chất là một chế tài giúp cho các bên thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đúng đắn nhất.

    Khi làm sai hợp đồng thực tế bên làm sai đã phải chịu bồi thường thiệt hại khi làm trái hợp đồng rồi, nghĩa là nếu hành vi của bên làm sai gây ra thiệt hại gì cho bên kia thì bên kia đã nhận lại được đầy đủ mất mát của mình nếu chứng minh được thiệt hại.

    Cho nên, mức phạt hợp đồng phải thấp hoặc phải phù hợp để không quá cao. Nếu không , khoản phạt này không còn mang ý nghĩa răn đe cho các bên khi tham gia vào hợp đồng nữa mà sẽ mang đến một tính bất bình đẳng cho các bên.

    Bất bình đẳng nếu mức phạt hợp đồng quá cao xảy ra khi cả 2 bên A và B đều tham gia hợp đồng , cả 2 đều trung thực, thiện chí và mong muốn hợp đồng được thực hiện. Bên A vì một lý do nào đó không thực hiện được nghĩa vụ của mình cho bên B làm bên B thiệt hại. Bên A ngoài phải thực hiện bồi thường cho bên B đủ các thiệt hại (như vậy có thể coi như bên B chưa mất gì) còn phải bồi thường 1 khoản tiền lớn cho bên B nữa. Vậy khoản tiền này có ý nghĩa gì ? Nếu khoản tiền phạt còn lớn hơn những lợi ích mà bên B nhận được thì liệu bên B sẽ mong muốn hợp đồng này được thực hiện hay không được thực hiện ? lúc đó liệu tham gia hợp đồng cả 2 bên có còn tự do, trung thực , thiện chí để thực hiện nữa hay không ? Bởi vậy tiền phạt quá cao sẽ làm mất đi bản chất của hợp đồng.

    Chưa hết khi không quy định hợp lí mức tiền phạt còn rất nhiều mánh khóe có thể đi theo như rửa tiền, gian lận hợp đồng... nếu không quy định mức phạt thấp hay thấp một cách hợp lí, nên theo em để 8% là khá đúng đắn rồi bác à  

    Đồng ý với những phân tích của bạn, nhưng mình thắc mắc tại sao lại là 8% mà không phải là 9 hay 10%. Mình thắc mắc lý do sao họ lại chọn con số 8 mà thôi :D Đọc bình luận của MOD bên trên thì mình cũng hòm hòm nhận ra... ừ thì người ta thích người ta chọn vậy thôi.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    thanhchiencn (05/04/2017)
  • #450887   03/04/2017

    luanminhnguyen
    luanminhnguyen

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cả nhà ơi cho em hỏi. Vừa rồi gia đình em có ký hợp đồng bán đất và em đã nhận được tiền cọc là 30 triệu trong hợp đồng có ghi: là nếu em không bán đất thì sẽ bị đền gấp 3 lần tiền cọc, nhưng lại ko ghi đến thời gian bao lâu. Nay đã gần 1 năm bên mua cũng chẳng đưa thêm tiền đất mà còn bảo huỷ hợp đồng sẽ đền bù gấp 3 lần ( là 30*3 = 90 tr) dất bán có 200tr , em phải làm sao đây , có ai khộng cứu em với

     
    Báo quản trị |  
  • #450894   03/04/2017

    luanminhnguyen viết:

    Cả nhà ơi cho em hỏi. Vừa rồi gia đình em có ký hợp đồng bán đất và em đã nhận được tiền cọc là 30 triệu trong hợp đồng có ghi: là nếu em không bán đất thì sẽ bị đền gấp 3 lần tiền cọc, nhưng lại ko ghi đến thời gian bao lâu. Nay đã gần 1 năm bên mua cũng chẳng đưa thêm tiền đất mà còn bảo huỷ hợp đồng sẽ đền bù gấp 3 lần ( là 30*3 = 90 tr) dất bán có 200tr , em phải làm sao đây , có ai khộng cứu em với

    Chào bạn,

    Thông tin bạn nêu quá chung chung nên khó có thể tư vấn chính xác được. Bạn nên chụp lại văn bản mà các bên đã thỏa thuận và gửi lên đây để mọi người tư vấn giúp bạn.

    Trân trọng.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #450994   04/04/2017

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần
    Moderator

    luanminhnguyen viết:

    Cả nhà ơi cho em hỏi. Vừa rồi gia đình em có ký hợp đồng bán đất và em đã nhận được tiền cọc là 30 triệu trong hợp đồng có ghi: là nếu em không bán đất thì sẽ bị đền gấp 3 lần tiền cọc, nhưng lại ko ghi đến thời gian bao lâu. Nay đã gần 1 năm bên mua cũng chẳng đưa thêm tiền đất mà còn bảo huỷ hợp đồng sẽ đền bù gấp 3 lần ( là 30*3 = 90 tr) dất bán có 200tr , em phải làm sao đây , có ai khộng cứu em với

    Vấn đề của bạn không thuộc điều chỉnh của luật thương mại bạn nhé, vấn đề đó là dân sự sẽ được điều chỉnh theo luật dân sự.

    Theo tôi hiểu thì "hợp đồng" mà bạn nói là giấy tay và không có công chứng chứng thực đúng không bạn?

    Vậy nếu 10 năm sau người ta không lại mua đất bạn cũng đợi 10 năm ah.

    Bạn phải thông báo cho bên kia biết để bên kia tiếp tục việc "mua bán" đất nến bên kia không tiếp tục thì bạn có thể "bán" cho người khác bạn nhé.

    Để cho chắc bạn nhờ ban hòa giải cơ sở hòa giải trước đi để có văn bản chứng minh việc bạn đã thông báo cho bên kia tiếp tục thực hiện hợp đồng.

    Thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #450896   03/04/2017

    Vấn đề này tôi thấy chỉ có hỏi ban soạn thảo Luật thương mại vào thời điểm đó :)

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #499230   10/08/2018

    Theo điều 300 Luật thương mại 2005 thì "Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này." Và theo mình bản chất của việc phạt do vi phạm là mang tính chất răn đe, việc này chỉ có ở nước mình mới quy định theo kiểu răn đe như vậy, chứ những nước khác thì người ta chỉ nghĩ vi phạm bao nhiêu thì được bồi thường bấy nhiêu, kiểu tâm lí sòng phẳng ấy. Và mức phạt 8% này thật sự cũng khá là cao rồi đấy, vì hợp đồng thương mại không có giá trị nhỏ tí nào. Nếu quy định cao hơn mức này thì hóa ra đang lợi dụng quy định của luật rồi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #527684   04/09/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Theo quan điểm thì pháp luật quy định mức phạt 8% đối với hợp đồng thương mại là có cơ sở. Thứ nhất mức lãi suất tiền gửi vào các ngân hàng hiện nay dao động ở mức này, thứ hai giá trị hợp đồng thương mại thường rất cao, nếu cho mức phạt như dân sự thì quá nặng nề.

     
    Báo quản trị |  
  • #583661   30/04/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1199)
    Số điểm: 8800
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Tất nhiên quan điểm của bạn là khi làm sai hợp đồng thực tế bên làm sai đã phải chịu bồi thường thiệt hại khi làm trái hợp đồng rồi, nghĩa là nếu hành vi của bên làm sai gây ra thiệt hại gì cho bên kia thì bên kia đã nhận lại được đầy đủ mất mát của mình nếu chứng minh được thiệt hại nhưng vì sao nhà làm luật lại đem ra son số 8%, vấn đề này thì thực tế vẫn không xác định rõ.
     
     
    Báo quản trị |