Tại sao không khởi tố bà Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh giao gà) tội khai báo gian dối nhỉ (để đem ra xét xử cùng với 9 thủ phạm)?

Chủ đề   RSS   
  • #526258 25/08/2019

    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Tại sao không khởi tố bà Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh giao gà) tội khai báo gian dối nhỉ (để đem ra xét xử cùng với 9 thủ phạm)?

    Câu hỏi của mình lúc hỏi luật sư:

    "Khai gian dối với cơ quan điều tra để sau đó gây hậu quả nghiêm trọng như vậy có tội không?"

    Mình lấy vụ án này để hỏi:

    Mẹ nữ sinh là bà Trần Thị Hiền biết Vì Văn Toán bắt cóc con gái mình (do Toán đích thân gọi điện cho bà Trần Thị Hiền đòi tiền 300 triệu) nhưng khi đi trình báo với công an lại không khai thật (vì sợ tội lỗi trong quá khứ). Hậu quả Duyên bị hiếp và giết.

    Đặt trường hợp ngay lúc Toán báo đã bắt cóc Duyên mà bà này nếu không muốn mất 300 triệu thì khi đến cơ quan công an trình báo là Toán kẻ chủ mưu đang bắt cóc con gái mình. Như vậy có thể công an sẽ nhanh chóng điều tra bắt Toán có thể cứu Duyên khỏi chết. Nhưng bà Hiền chỉ khai báo nhỏ giọt và có phần gian dối nên làm chậm và thậm chí lạc hướng cơ quan điều tra.

    Luật sư trả lời:

    Theo quy định tại Điều 66 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. Người làm chứng có nghĩa vụ trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó. Như vậy, người làm chứng sẽ được cơ quan có thẩm quyền triệu tập lấy lời khai. Họ sẽ trình bày lại những gì họ biết về nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. Việc khai báo gian dối, tức là khai báo không đúng sự thật những tình tiết, sự việc đã xảy ra, cung cấp những thông tin không chính xác về những cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ việc. Hành vi khai báo gian dối này có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến tù giam.

    Cụ thể Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về khai báo gian dối:

    1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Đối với ví dụ về được đề cập là vụ án của nữ sinh giao gà Cao Mỹ Duyên bị sát hại tại Điện Biên. Vào khoảng 20h hôm 30 Tết, bà Trần Thị Hiền, mẹ ruột của nữ sinh giao gà đã đến phường Mường Thanh trình báo việc con gái đi giao gà mất tích. Lúc đến phường trình báo, bà Hiền khóc lóc và khẳng định con gái bà bị mất tích mặc dù địa bàn là nơi đồi núi đi lại phức tạp, mất thời gian cộng với trời đã tối nên việc nữ sinh đi giao gà tầm 01 tiếng chưa về là chuyện bình thường. Bà Hiền biết Vì Văn Toán là kẻ đã bắt cóc con gái mình (do Toán đích thân gọi cho bà Trần Thị Hiền đòi tiền 300 triệu) nhưng vì sợ lộ việc làm phi pháp của mình về buôn bán ma túy nên bà đã cố tình khai báo không trung thực nhằm đánh lạc hướng của cơ quan điều tra. Bà Hiền có tham gia đường dây mua bán trái phép chất ma túy, có mối quan hệ làm ăn với Vì Văn Toán, mâu thuẫn xảy ra trong quá trình mua bán ma túy khiến Vì Văn Toán bắt cóc Cao Mỹ Duyên và gọi đòi bà Hiền số tiền 300 triệu đồng. Những tình tiết trên không hề được bà Hiền khai báo với cơ quan điều tra. Hành vi cố ý khai báo không trung thực của bà Hiền không chỉ làm khó việc điều tra, còn góp phần dẫn đến hậu quả khiến Duyên bị sát hại.

    1. Định tội: Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối (Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

    - Chủ thể: bà Trần Thị Hiền (sinh năm 1975, trú tại xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên). Đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định khoản 1 điều 12 BLHS 2015. Không thuộc trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự.

    - Khách thể: xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra.

    - Mặt chủ quan: Bà Hiền cố tình cung cấp những thông tin sai lệch cho cơ quan điều tra vì sợ bị phát hiện tội lỗi trong quá khứ, sợ bị phát hiện hành vi buôn bán ma túy của mình.

    - Mặt khách quan: Bà Trần Thị Hiền biết Vì Văn Toán bắt cóc con gái mình (do Toán đích thân gọi điện cho bà Trần Thị Hiền đòi 300 triệu) nhưng khi đi trình báo với công an lại không khai thật, bà Hiền chỉ khai báo nhỏ giọt và có phần gian dối. Chính hành vi khai báo gian dối của bà Hiền làm quá trình điều tra bị chậm và thậm chí là bị lạc hướng, khiến cho cơ quan điều tra không thể nhanh chóng điều tra bắt Toán, có thể cứu Duyên khỏi việc bị hiếp và giết. Định khung: Theo Điểm b Khoản 2 Điều 382 BLHS 2015, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch. Trần Thị Hiền đã khai báo không đúng sự thật về mối quan hệ của bà với Vì Văn Toán, không khai thật về sự việc Toán bắt cóc Duyên và đích thân gọi cho bà Hiền để đòi 300 triệu tiền chuộc khiến cho quá trình điều tra bị làm chậm và thậm chí lạc hướng, khiến cơ quan điều tra không kịp thời cứu nạn nhân Duyên khỏi việc bị hiếp và giết.

    ///////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

    Đó là những gì luật sư đã trả lời và mình cũng có thắc mắc là tại sao không khởi tố tội như ở trên đề cập để đem bà Hiền ra xét xử chung với 9 nghi phạm hiếp và giết? Vì mình cảm thấy bà này cũng có liên quan (do khai báo gian dối) và cần chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của con gái.

     
    1654 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #527181   31/08/2019

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Mình nghĩ nếu đủ căn cứ và mức độ vi phạm thì sẽ khởi tố bị can thôi, nhưng hiện tại thì có thể là chưa chứ không phải là không bị khởi tố. Các vụ án thưc hiện điều tra và làm thủ tục tố tụng rất lâu, đến nay cũng gần 1 năm nữa rồi.

     

     
    Báo quản trị |