Tại sao có sự khác nhau về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại tại các văn bản pháp luật?

Chủ đề   RSS   
  • #458400 22/06/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Tại sao có sự khác nhau về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại tại các văn bản pháp luật?

    Chào mọi người, mình đang nghiên cứu về vấn đề phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng nhưng nhận thấy có nhiều điểm khác nhau giữa Bộ luật dân sự 2015 Luật thương mại 2005, nên đang thắc mắc rằng, sự khác nhau này ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên khi giao kết hợp đồng và chọn Luật để áp dụng.

     

    Bộ luật dân sự 2015

    Luật thương mại 2005

    Mức phạt vi phạm hợp đồng  

    Do các bên thỏa thuận

    Trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

    Do các bên thỏa thuận

    Mức tối đa = 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp phạt do kết quả giám định sai.

    Cơ chế áp dụng phạt vi phạm hợp đồng  

    Có thỏa thuận trong hợp đồng

    Tiền bồi thường thiệt hại

    = toàn bộ thiệt hại; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    Ngoài ra, có thể bao gồm lợi ích đáng lẽ được hưởng do hợp đồng mang lại; chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ (không trùng với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại) và bồi thường về tinh thần.

    = giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra + khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

    Cơ chế áp dụng bồi thường thiệt hại

    Không tự động trong trường hợp hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng mà không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại

    Tự động

    Áp dụng đồng thời phạt vi phạm hợp đồng  và bồi thường thiệt hại

    Không, trong trường hợp hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng mà không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại

    Có thể thấy, dường như trong một số điều khoản, nghĩa vụ chịu trách nhiệm, chế tài khi vi phạm hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015 ít hơn so với Luật thương mại 2005.

    Trong mối quan hệ hợp đồng mua bán đơn thuần, tất nhiên, người mua luôn chịu thiệt, vì người bán thường nắm rõ quy định pháp luật hơn so với người mua, nên chọn Luật thương mại 2005 để áp dụng, do vậy, trong nhiều trường hợp người mua sẽ chịu thiệt nếu áp dụng Luật này.

    Vậy tại sao không có sự thống nhất giữa các quy định này tại Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 vốn điều chỉnh các mối quan hệ hợp đồng thường xuyên nhất?

    Mong mọi người cho ý kiến về vấn đề này. 

     
    3007 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #458524   23/06/2017

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Chào bạn,

    Đối với vấn đề mà bạn nêu trên, mình xin có ý kiến rằng:

    Việc không có sự thống nhất giữa một số quy định của Bộ luật dân sự, và quy định của Luật thương mại như bạn hệ thống ở trên là xuất phát từ đặc điểm của những hợp đồng thương mại. Nhà làm luật muốn xác định cụ thể bằng con số không quá 8% mức phạt vi phạm là để bảo vệ cho bên thực hiện nghĩa vụ, tránh trường hợp bên yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại có giá trị lớn yêu cầu mức phạt vi phạm cao làm mất ổn định trong quan hệ mua bán. Đồng thời đây cũng được xem là một thông lệ trong quy định của pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới.

    Trân trọng!

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |