TAI NAN GIAO THONG

Chủ đề   RSS   
  • #239006 11/01/2013

    longvinhanh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    TAI NAN GIAO THONG

    BỐ CHÁU BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN CUỐC LỘ 38B ĐỒNG VĂN . CHÁU MUỐN HỎI LUẬT SƯ LÀ, KHI BỐ TÔI SANG ĐƯỜNG THÌ BỊ XE TẢI 3.5 TẤN CHẠY TỐC ĐỘ CAO TRÊN ĐƯỜNG DÂN SINH MÀ ĐI TRÁI ĐƯỜNG ĐÂM TRÚNG. NHƯNG LÁI XE ĐÃ PHANH NHƯNG PHANH CHỈ ĂN 2 BÁNH TRƯỚC CÒN 2 BÁNH SAU KHÔNG ĂN.NHỮNG VẾT PHANG CỦA BÁNH TRƯỚC ĐO ĐƯỢC LÀ 30M SAU DÓ ĐÂM VÀO BỐ CHÁU, NHƯNG XE TẢI VẪN CHƯA DỪNG HẲN MÀ ĐÂM VÀO BỐ CHÁU VÀ BỐ CHÁU ĐÃ ÔM CHIẾC XE TẢI ĐÓ ĐƯỢC 10M NỮA XE TẢI MỚI DỪNG HẲN VÀ BỐ TÔI ĐÃ VĂNG RA KHOẢNG 10M. TÔI MUỐN HỎI LUẬT SƯ LÀ SAU KHI SẢY RA TAI NẠN LÁI XE ĐÃ BỎ TRỐN,, HÔM SAU NGƯỜI NHÀ CỦA LÁI XE CO ĐẾN VIẾNG VÀ CÒ Ý THƯƠNG LƯỢNG LÀ TRẢ GIA ĐÌNH TÔI TỪ 50T ĐẾN 80T NHƯNG GIA ĐÌNH TÔI CHƯA DDOONHF Ý. NHƯNG BỐ TÔI LÀ TRỤ CỘT TRONG GIA ĐÌNH TRÊN CÓ MẸ GIÀ VÀ NGƯỜI VỢ THƯỜNG XUYÊN ĐAU ỐM. BỐ TÔI MẤT ĐI LÀ MỘT GÁNH NẶNG CHO TÔI VÀ GIA ĐÌNH. LUẬT SƯ CÓ THỂ GIÚP GIA ĐÌNH CHÁU ĐƯỢC KHÔNG Ạ? CHÁU CẢM ƠN LUẬT SƯ RẤT 

    Bố cháu bị tai nạn giao thông trên quốc lộ 38B Đồng Văn. Cháu muốn hỏi luật sư là khi bố tôi sang đường thì bị xe tải 3,5 Tấn chạy tốc độ cao trên đường dân sinh mà đi trái đường đâm trúng. Nhưng lái xe đã phanh nhưng phanh chỉ ăn 2 bánh trước còn 2 bánh sau không ăn, những vết phang của bánh trước đo được là 30m sau đó đâm vào bố cháu, nhưng xe tải vẫn chưa dừng hẳn mà đâm vào bố cháu và bố cháu đã ôm chiếc xe tải đó được 10m nữa xe tải mới dừng hẳn và bố tôi đã văng ra khoảng 10m. Tôi muốn hỏi luật sư là sau khi xảy ra tai nạn lái xe đã bỏ trốn. Hôm sau người nhà của lái xe có đến viếng và có ý thương lượng là trả gia đình tôi từ 50tr đến 80 tr nhưng gia đình tôi chưa đồng ý. Bố tôi là trụ cột trong gia đình trên và có mẹ già và người vợ thường xuyên đau ốm. Bố tôi mất đi là một gánh nặng cho tôi và gia đình. Luật sư có thể giúp gia đình cháu được không ạ? Cháu cảm ơn luật sư nhiều!

    Lời nhắn từ BQT: Lần sau bạn vui lòng viết in thường, không được phép viết in hoa toàn bài. Nếu không sẽ bị xóa trong vòng 24h kể từ lúc đăng. Trân trọng!

    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 12/01/2013 09:59:38 SA
     
    3782 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #239056   12/01/2013
    Được đánh dấu trả lời

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

     

    Theo quy định tại Điều 202 BLHS thì người lái xe đó đã phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

    Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

    1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

     

    Trường hợp trên, người lái xe có thể bị truy cứu TNHS. Ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình bạn với các khoản cụ thể sau:

     

    Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

    1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết (nếu có) bao gồm (Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có); Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại; Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

    thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị

    Lưu ý: Các chi phí này chỉ phát sinh khi bố bạn bị tai nạn mà phải điều trị tại bệnh viên nhưng không qua khỏi. Còn nếu bố bạn tai nạn chết ngay tại hiện trường thì sẽ không phát sinh các khoản chi phí này.

    2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...

    3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

    + Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng, tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

    Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

    + Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng bao gồm:

    - Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

    - Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

    - Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

    - Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

    - Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

    - Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

    - Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

    - Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

    - Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

    4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

    + Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.

    + Trường hợp không có những người thuộc trường hợp nêu trên, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.

    + Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.

    => Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

     

    Trên đây là các trách nhiệm mà người lái xe gây tai nạn cho bố bạn phải gánh chịu.

    Để biết thêm chi tiết về trách nhiệm bồi thường trên, bạn tham khảo nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về  trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    garan (12/01/2013)