"Tác động vật lý" CSGT khi lập biên bản vi phạm nồng độ cồn bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #602296 04/05/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2141)
    Số điểm: 74946
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    "Tác động vật lý" CSGT khi lập biên bản vi phạm nồng độ cồn bị xử lý thế nào?

    Vừa qua, trên các diễn đàn đã đưa tin về vụ việc tài xế M đã có hành vi giật lại giấy tờ xe và dùng tay đấm vào mặt chiến sĩ CSGT khi bị lập biên bản vi phạm nồng độ cồn.

    Cụ thể, ngày 03/5 vừa qua, Công an huyện Đ cho biết, đang điều tra, xử lý vụ việc hai đối tượng có dấu hiệu chống người thi hành công vụ.

    Theo thông tin, khoảng 1h10 ngày 1/5, Tổ tuần tra kiểm soát Phòng CSGT Công an do 3 cán bộ thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ bảo vệ dịp lễ và tăng cường xử lý chuyên đề nồng độ cồn trên Quốc lộ.

    Theo đó, Tổ tuần tra đã kiểm tra, phát hiện ông M điều khiển xe máy BKS 72T2-89xx trong khi vi phạm nồng độ cồn ở mức 0.487mg/lít khí thở.

    Vì thế, Tổ tuần tra lập biên bản vi phạm hành chính với ông M. Tuy nhiên, ông M đã có hành vi giật lại giấy tờ xe và dùng tay đấm vào mặt chiến sĩ CSGT. Thấy vậy, một chiến sĩ CSGT khác đã tiến hành khống chế đối tượng.

    Ngay sau đó, một người khác tên L điều khiển xe máy BKS 72H1-185.xx chạy đến rút dao đe dọa tổ công tác và yêu cầu thả ông M.

    Trước sự manh động của L, chiến sĩ CSGT tổ trưởng đã nổ một phát súng chỉ thiên yêu cầu L. bỏ vũ khí xuống. Tổ công tác đã tiến hành khống chế đối tượng, sau đó bàn giao M., L. cùng phương tiện, hung khí cho Công an xã X tiếp tục xử lý.

    Xem bài viết liên quan: Cản trở người thi hành công vụ mà gây thương tích bị xử phạt ra sao?

    Mức phạt đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ

    Xử phạt vi phạm hành chính

    Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ:

    Phạt tiền từ 01-04 triệu đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

    Phạt tiền từ 04-06 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    - Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;

    - Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

    - Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

    Phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    - Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;

    - Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

    - Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.

    Ngoài ra, đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngoài phạt tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm này là luộc xin lỗi công khai.

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 nêu rõ:

    Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Mức cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 07 năm.

    Xử phạt vi phạm về nồng độ cồn

    Đối với ô tô

    Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, về mức xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô, tài xế ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể bị phạt tiền cao nhất tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm.

    Đối với xe máy

    Đại diện lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TP.HCM cho biết, CSGT xử phạt vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

    Tùy vào mức nồng độ cồn vi phạm mà tài xế xe máy, ô tô, xe đạp, máy kéo, xe máy chuyện dùng sẽ bị CSGT xử lý, lập biên bản với các mức phạt khác nhau.

    Mức vi phạm nồng độ cồn nặng nhất, thì bị phạt kịch khung từ 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng đối với người lái xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng.

    Xem bài viết liên quan: Uống bia không cồn thì có bị phạt khi tham gia giao thông không?

    Đối với xe đạp

    Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định:

    Vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng.

    Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng.

    Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt 400.000 - 600.000 đồng.

     
    228 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    danusa (11/05/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận