Tác động của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU đến nguồn nhân lực chất lượng cao?

Chủ đề   RSS   
  • #610050 29/03/2024

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Tác động của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU đến nguồn nhân lực chất lượng cao?

    EVFTA yêu cầu các quốc gia thành viên có những cam kết lao động như quy định về mức lương tối thiểu, thời giờ làm việc, an toàn và vệ sinh lao động,...

    EVFTA được ký kết vào ngày 30/6/2019, có giá trị hiệu lực từ ngày 01/8/2020, gồm 28 nước thành viên. Cam kết về lao động, công đoàn trong EVFTA được quy định tại Chương 13 - Thương mại và phát triển bền vững. Điều 13.4. Các tiêu chuẩn và thỏa thuận đa phương về lao động, quy định “Mỗi Bên tái khẳng định cam kết của mình, phù hợp với các nghĩa vụ theo ILO và Tuyên bố ILO về các Nguyên tắc và Quyền cơ bản tại nơi làm việc và những hành động tiếp theo, được thông qua bởi Hội nghị Lao động Quốc tế tại kỳ họp lần thứ 86 năm 1998; sẽ tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện hiệu quả các nguyên tắc về các quyền cơ bản tại nơi làm việc, cụ thể là: (a) Tự do liên kết và công nhận một cách thực chất quyền thương lượng tập thể; (b) chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc ép buộc; (c) loại bỏ một cách hiệu quả lao động trẻ em; và (d) chấm dứt phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp,… Mỗi Bên sẽ: (i) Tiếp tục và duy trì các nỗ lực nhằm phê chuẩn các công ước cơ bản của ILO; (ii) xem xét việc thông qua các công ước khác được ILO phân loại là phù hợp với thời điểm hiện tại, có tính đến các điều kiện trong nước; (iii) trao đổi thông tin với Bên kia về việc phê chuẩn nêu tại điểm (i) và (ii). Mỗi Bên tái khẳng định cam kết của mình về việc thực hiện có hiệu quả luật pháp và quy định trong nước và các Công ước của ILO đã được Việt Nam và các nước thành viên Liên minh châu Âu phê chuẩn.

    EVFTA yêu cầu các quốc gia thành viên có những cam kết lao động mà cộng đồng doanh nghiệp cần tránh vi phạm. Những vướng mắc phổ biến liên quan đến việc người lao động làm thêm quá số giờ quy định; quy định về nghỉ tuần, nghỉ lễ; môi trường làm việc, vệ sinh an toàn lao động; quyền tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ, quyền được hỗ trợ của lao động nữ nơi làm việc và nuôi con nhỏ... Nếu không giải quyết, vấn đề này có thể là một rào cản lớn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

    Điều 13.4 EVFTA không đưa ra các cam kết hay tiêu chuẩn lao động mới, nhưng nhấn mạnh việc cam kết thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam và EU với tư cách là Thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và các tiêu chuẩn lao động trong Tuyên bố 1998 của ILO về các nguyên tắc và các quyền cơ bản tại nơi làm việc. Cụ thể: Tự do liên kết và công nhận một cách thực chất quyền thương lượng tập thể; Chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc ép buộc; Loại bỏ một cách hiệu quả lao động trẻ em; Chấm dứt phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.

    Bên cạnh các quy định về các tiêu chuẩn lao động, EVFTA có một số cam kết khác liên quan tới lao động, trong đó phần lớn là các cam kết mang tính khuyến nghị (không bắt buộc) về việc cải thiện điều kiện lao động, hợp tác giữa các nước CPTPP và EVFTA trong lĩnh vực lao động,… Tuy nhiên, cũng có một số cam kết bắt buộc như thiết lập cơ chế để thực thi Chương về lao động, quy định một quy trình riêng để các nước tham vấn với nhau giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc thực thi Chương về lao động,…

    CPTPP và EVFTA là 2 FTA thế hệ mới có quy định nội dung về lao động, nhưng không đưa ra tiêu chuẩn riêng mà chỉ áp dụng theo các tiêu chuẩn về lao động đã được nêu trong Tuyên bố năm 1998 về Những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động của ILO, thể hiện trong 8 Công ước cơ bản, bao gồm các nội dung: (i) Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động và người sử dụng lao động (theo Công ước số 87 và số 98); (ii) Xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc (theo Công ước số 29 và số 105); (iii) Cấm sử dụng lao động trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (theo Công ước số 138 và số 182); (iv) Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp (theo Công ước số 100 và số 111).

    Cam kết về lao động trong EVFTA yêu cầu các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tuân thủ thực hiện các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động của người lao động theo Tuyên bố năm 1998 của ILO. Bộ luật Lao động 2019 đảm bảo các quy định trong pháp luật lao động của Việt Nam thực sự tương thích với các cam kết quốc tế. Đây là nội dung mới, được sửa đổi, bổ sung nhằm nội luật hóa tiêu chuẩn lao động quốc tế và thực hiện các cam kết về lao động trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia.

    Trong thời gian qua, quan hệ lao động tại Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống, thu nhập của người lao động, giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công, cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển. Với nỗ lực to lớn của chính phủ, nhìn chung phần lớn những yêu cầu đặt ra trong EVFTA liên quan đến lao động đã được quy định trong pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm quy định trong pháp luật lao động Việt Nam chưa phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Việc ký kết EVFTA thúc đẩy chính phủ Việt Nam điều chỉnh các chính sách pháp luật lao động, hệ thống luật pháp và khuôn khổ pháp lý về quan hệ lao động theo hướng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, tôn trọng các quyền cơ bản của người lao động. Tham gia EVFTA tạo cơ hội và là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng quản trị nhân lực, xây dựng quan hệ lao động hài hòa bền vững, làm cơ sở để tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh.

    Việt Nam đang áp dụng mô hình QHLĐ chỉ có một tổ chức công đoàn trong một doanh nghiệp. Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất của NLĐ, có chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ, được vận hành trong một hệ thống thống nhất từ trung ương tới cơ sở theo luật công đoàn. Mọi tổ chức công đoàn phải được sự thửa nhận và là thành viên của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Tuy nhiên, theo cam kết trong EVFTA người lao động và người sử dụng lao động có quyền thành lập và tham gia các tổ chức theo sự lựa chọn của chính họ mà không cần có sự cho phép trước đó. Tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động được tổ chức tự do và không có khả năng bị giải thể hoặc bị đình chỉ hoạt động. Để đáp ứng được cam kết, Việt Nam phải xây dựng một hệ thống quan hệ lao động mới trên cơ sở công nhân tự do hiệp hội và quyển thương lượng tập thể. Đây là động lực chính để Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao với thị trường lao động được hiện đại hóa cùng lực lượng lao động lành nghề và hệ thống bảo trợ xã hội hiệu quả.

    Việc thực hiện EVFTA yêu cầu các quốc gia thành viên có những cam kết lao động mà cộng đồng doanh nghiệp cần tránh vi phạm. Những vứng mắc phổ biến liên quan đến việc người lao động làm thêm quá số giờ quy định, quy định về nghỉ tuần, nghỉ lễ; môi trường làm việc, vệ doanh nghiệp phải xem người lao động là yếu tố cơ bản tạo động lực phát triển, tạo nên sự gắn kết bền chặt giữa doanh nghiệp và người lao động, tăng cường sự đồng thuận, giảm rủi ro và chi phí do tranh chấp lao động, biến động lao động, lẫn công, đình công.

    Việc thực hiện EVFTA buộc các doanh nghiệp phải thực thi có hiệu quả các tiêu chuẩn lao động trong đó có các quy định về mức lương tối thiểu, thời giờ làm việc, an toàn và vệ sinh lao động, tự do hiệp hội, thương lượng tập thể.

    (Bài viết này được tham khảo từ các nguồn có liên quan, nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin quan trọng về tác động của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là một trong những nội dung quan trọng mà các FTA thế hệ mới luôn đề cập để đảm bảo phát triển thương mại bền vững).

     
    184 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận