Sỹ quan quân đội tại ngũ có được bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp không?

Chủ đề   RSS   
  • #612178 31/05/2024

    KieuTrinh87464

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:05/04/2024
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Sỹ quan quân đội tại ngũ có được bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp không?

    Thẩm phán được hiểu như thế nào? Sỹ quan quân đội tại ngũ có được bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp không? Thẩm phán được hưởng chế độ, chính sách như thế nào? Thẩm phán có những trách nhiệm gì?

    1. Thẩm phán được hiểu như thế nào?

    Theo Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán như sau:

    - Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.

    - Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Luật này và các luật có liên quan.

    Theo đó, có thể hiểu, Thẩm phán là người đáp ứng đủ những tiêu chí nhất định và được Chủ tịch nước bổ nhiệm. Thẩm phán có nhiệm vụ xét xử vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

    2. Sỹ quan quân đội tại ngũ có được bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp không?

    Tại khoản 3 Điều 68 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 có quy định về điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự như sau:

    Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán sơ cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự:

    - Có đủ tiêu chuẩn sau:

    + Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

    + Có trình độ cử nhân luật trở lên.

    + Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

    + Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

    - Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 13 năm trở lên;

    - Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;

    - Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp.

    Theo đó, đối với sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện như đã phân tích ở trên.

    3. Thẩm phán được hưởng chế độ, chính sách như thế nào?

    Tại Điều 75 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 có quy định về chế độ, chính sách đối với Thẩm phán như sau:

    - Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thẩm phán.

    - Thẩm phán được cấp trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán để làm nhiệm vụ.

    - Thẩm phán được bảo đảm tôn trọng danh dự, uy tín; được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết.

    - Thẩm phán được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và nghiệp vụ Tòa án.

    - Nghiêm cấm các hành vi cản trở, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán và thân nhân của Thẩm phán.

    - Thẩm phán được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

    - Chế độ tiền lương, phụ cấp; mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    4. Thẩm phán có những trách nhiệm gì?

    Tại Điều 76 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 có quy định về trách nhiệm của Thẩm phán như sau:

    - Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

    - Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

    - Độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án.

    - Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.

    - Học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Tòa án.

    - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của luật.

    Theo đó, trách nhiệm của Thẩm phán được quy định chi tiết tại Điều 76 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.

     
    59 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận