Sửa đổi nội dung di chúc đã được công chứng có được không?

Chủ đề   RSS   
  • #544171 24/04/2020

    ngkhiem

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2020
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 1410
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Sửa đổi nội dung di chúc đã được công chứng có được không?

    Đây là một câu hỏi thắc mắc mà mình vô tình đọc được tại một diễn đàn pháp luật; tình huống cụ thể như sau: “Đầu năm nay, tôi làm di chúc để lại tài sản cho con trai cả. Di chúc này đã được công chứng. Nay, do con trai cả của tôi đã có của ăn của để, tôi lại về sống cùng con gái, nên muốn thay đổi nội dung di chúc được không?”

    Căn cứ theo quy định tại Điều 640 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    “1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

    2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

    3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.”

    Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 56 Luật công chứng 2014 quy định:

    “Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.”

    Như vậy, có thể thấy, đối với di chúc đã được công chứng xác nhận nhưng người lập di chúc muốn thay đổi di chúc vì một lý do nào đó thì hoàn toàn có thể thực hiện bất kỳ lúc nào.

    Người thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế nội dung di chúc này thuộc về công chứng viên tại văn phòng công chứng lưu giữ di chúc hoặc bất kỳ công chứng viên nào được yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung di chúc.

    Nếu phần nội dung mới mẫu thuẩn với phần nội dung được sửa đổi, bổ sung thì phần có hiệu lực pháp luật là phần nội dung mới. Nếu người lập di chúc muốn thay thế toàn bộ di chúc cũ bằng một di chúc mới thì di chúc cũ trước đó sẽ bị hủy bỏ.

     

    Cập nhật bởi ngkhiem ngày 25/04/2020 07:52:46 SA
     
    5720 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #544175   24/04/2020

    ngkhiem viết:

    Đây là một câu hỏi thắc mắc mà mình vô tình đọc được tại một diễn đàn pháp luật; tình huống cụ thể như sau: “Đầu năm nay, tôi làm di chúc để lại tài sản cho con trai cả. Di chúc này đã được công chứng. Nay, do con trai cả của tôi đã có của ăn của để, tôi lại về sống cùng con gái, nên muốn thay đổi nội dung di chúc được không?”

    Căn cứ theo quy định tại Điều 640 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    “1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

    2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

    3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.”

    Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 58 Luật công chứng 2014 quy định:

    “Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.”

    Như vậy, có thể thấy, đối với di chúc đã được công chứng xác nhận nhưng người lập di chúc muốn thay đổi di chúc vì một lý do nào đó thì hoàn toàn có thể thực hiện bất kỳ lúc nào.

    Người thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế nội dung di chúc này thuộc về công chứng viên tại văn phòng công chứng lưu giữ di chúc hoặc bất kỳ công chứng viên nào được yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung di chúc.

    Nếu phần nội dung mới mẫu thuẩn với phần nội dung được sửa đổi, bổ sung thì phần có hiệu lực pháp luật là phần nội dung mới. Nếu người lập di chúc muốn thay thế toàn bộ di chúc cũ bằng một di chúc mới thì di chúc cũ trước đó sẽ bị hủy bỏ.

     

    Vậy nếu vẫn để nguyên di chúc công chứng trước đây và lập thêm 01 di chúc mới (không công chứng) thì di chúc không công chứng có hiệu lực không bạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn diaocnova vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/04/2020)