Nhiều hiện tượng vô cảm xảy ra trong cuộc sống được cư dân mạng phát tán trên internet trong thời gian qua, như là người đi đường thờ ơ với nạn nhân bị tai nạn giao thông, thấy chết mà không cứu… Nhiều người bức xúc về sự vô cảm nói trên, song nếu đặt vị trí bạn vào những người mà bạn đang cho rằng “vô cảm” thì bạn có cách làm gì khác hay không?
Vâng! Tất nhiên sẽ có người làm theo cách khác tốt đẹp hơn, và cũng có người cũng chỉ dừng lại ở sự “vô cảm”.
Vậy nguyên nhân nào xảy ra sự vô cảm nêu trên?
Nhiều trường hợp con người ta xuất phát từ trái tim nhân ái, cứu đồng loại đang gặp nạn nhưng lại gặp nạn bởi sự vô cảm của người khác. Đương cử, một thanh niên thấy em bé bị tai nạn trên đường nên đưa em bé đi cấp cứu đáng lẽ ra thanh niên này sẽ nhận được lời cảm ơn từ gia đình em bé; nhưng người nhà của em bé đã lao vào đánh chết thanh niên này vì nghĩ thanh niên là người gây ra tai nạn. Vậy còn mấy ai dám giúp người bị nạn?
Vậy là nhiều trường hợp con người ta vô cảm vì sợ liên lụy.
Suy cho cùng thì sự vô cảm xuất phát từ cái văn hóa xấu “truy cứu trách nhiệm, trả thù được ưu tiên hàng đầu chứ chưa đề cao nguyên tắc khắc phục và giải quyết hậu quả”.
Giá mà con người ta đề cao nguyên tắc “khắc phục và giải quyết hậu quả” thì xã hội đã tốt biết bao.
Ví dụ: khi người thân, bè bạn gặp nạn thậm chí là mất đi thì bạn có buồn không? Tất nhiên là buồn, nhưng buồn liệu có giải quyết được việc gì, tại sao bạn không can đảm mà đối diện với sự thật để không có những sự việc đau lòng khác xảy ra.
Thậm chí có nhiều trường hợp khi trộm cướp xong vào nhà giết người cướp của và bị phát hiện, đáng lẽ ra mọi người phải xem người thân mình bị thương nặng hay nhẹ mà đưa đi cấp cứu, còn ở đây cứ lao đi bắt cướp là ưu tiên hàng đầu.
Trong công việc khi bị khách hàng phát hiện ra sai sót thì đáng lẽ ra phải tìm cách khắc phục điểm sai là ưu tiên trước nhưng họ lại đi truy tìm ai là người làm sai, vậy là sai chồng sai.
Còn về mặt pháp luật đáng lẽ ra phải ưu tiên nguyên tắc dân sự nhằm bồi thường thiệt hại giải quyết hậu quả nhưng nhiều trường hợp hành chính, thậm chí là hình sự đã lấn sân vào dân sự. Đương cử gần đây có mấy dự thảo đòi phạt hành chính cách dạy con, xích mích thường tình của vợ, chồng …
Mặt khác, năm nào Thiên Đình cũng họp, mỗi lần họp thì đều “bao vây” các Táo nhưng kết quả cuối cùng thì đâu lại vào đó – y như cũ, chẳng giải quyết được vấn đề gì nên mới có chuyện để năm sau còn nói.
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 14/08/2013 09:27:51 SA