Sự thay đổi bất ngờ về Di chúc chung của vợ chồng qua các thời kỳ

Chủ đề   RSS   
  • #500537 26/08/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Sự thay đổi bất ngờ về Di chúc chung của vợ chồng qua các thời kỳ

    Ở Việt Nam có câu tục ngữ mà ai cũng biết. Đó là “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Có lẽ vì lý do này mà người dân Việt Nam từ bao đời nay có thói quen là vợ chồng cùng làm di chúc chung để định đoạt tài sản chung.

    Các quy định ghi nhận khả năng vợ chồng lập di chúc chung khá ổn định ở Việt Nam. Cụ thể, Thông tư số 81 năm 1981 của Tòa án nhân dân tối cao thừa nhận di chúc chung của vợ chồng theo đó “di chúc do hai vợ chồng cùng làm để định đoạt tài sản chung, nếu một người chết trước, thì chỉ riêng phần di sản của người đó được thi hành theo di chúc. Người còn sống có quyền giữ nguyên, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc đối với phần tài sản của mình.

    Pháp lệnh thừa kế năm 1990 không chính thức đề cập tới vấn đề di chúc chung của vợ chồng nhưng cũng thừa nhận loại di chúc này tại khoản 1 Điều 23 theo đó “trong trường hợp di chúc do nhiều người lập chung, mà có người chết trước, thì chi phần di chúc có liên quan đến tài sản của người chết trước có hiệu lực”. Ở đây, Pháp lệnh ghi nhận “di chúc do nhiều người lập chung” nên đương nhiên ghi nhận di chúc chung của vợ chồng định đoạt tài sản chung.

    BLDS 1995 thay thế Pháp lệnh thừa kế năm 1990 có nhiều quy định về di chúc chung của vợ chồng. Cụ thể, theo Điều 666 và Điều 667, “vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung” và “vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung, thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết, thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”. Liên quan đến hiệu lực của di chúc, Điều 671 khẳng định “trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ chồng có thỏa thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó”.

            

    BLDS 2005 thay thế BLDS 1995 vẫn có quy định theo hướng ghi nhận di chúc chung của vợ chồng. Đầu tiên là Điều 663 với nội dung “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”. Kế tiếp là Điều 664 với quy định “Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”. Cuối cùng là Điều 668 theo đó “di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết”.

    Bất ngờ, ngày nay trong BLDS 2015 không còn những quy định về di chúc chung đã được ghi nhận trong các văn bản trước đây. Điều đó có nghĩa đã có sự thay đổi bất ngờ trong văn bản: Từ năm 1981 đến BLDS 2005 (4 đời văn bản), chúng ta luôn có quy định ghi nhận khả năng lập di chúc chung của vợ chồng nhưng, trong BLDS 2015, chúng ta không có quy định về di chúc chung của vợ chồng.

    Với người quan tâm tới pháp luật dân sự, việc bỏ các quy định về di chúc chung của vợ chồng ra khỏi BLDS như trên là quá bất ngờ. Cách thay đổi như vậy là đáng tiếc, vì di chúc chung của vợ chồng là một vấn đề lớn của xã hội Việt Nam, một văn hóa gắn liền với người Việt Nam.

     
    4090 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    duongduongcute (29/08/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #500569   26/08/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Mình thì không nghĩ như chủ thớt mà mình nghĩ ngược lại. Việc bỏ quy định về di chúc chung đã phản ánh đúng sự phát triển của đời sống xã hội. Chúng ta có thể thấy, việc lập di chúc chung chỉ có ý nghĩ về mặt hình thức chứ thực tế thì khó mà thực hiện vì đâu phải người lập di chúc chung thì sẽ được chết cùng lúc với nhau đâu. Còn về việc chia di sản khi có người chết trước, người chết sau thì nó cũng giống với di chúc riêng của từng người rồi, tài sản riêng của  người chết trước thì được chia trước. Vậy, việc bỏ quy định này là hoàn toàn phù hợp, nó giúp lược bỏ bớt đi những thủ tục rườm ra khi chia di chúc nếu có người chết trước, chết sau.

     
    Báo quản trị |  
  • #500861   29/08/2018

    Mình nghĩ ngày nay vợ chồng hay bất cứ chủ thể nào trong xã hội nên lập cho mình một di chúc trước khi mình qua đời, bởi di chúc thể hiện ý hiện ý chí của mình và theo nguyện vọng cuối cùng của mình. tránh để tài sản mình tạo ra cả đời thuộc về những người mà bản thân không mong muốn. Vì vậy, mình khuyến khích mọi người nên lập cho mình một di chúc. 

     
    Báo quản trị |