Sự tác động của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU đến hoạt động mua sắm công?

Chủ đề   RSS   
  • #610513 12/04/2024

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Sự tác động của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU đến hoạt động mua sắm công?

    Kết quả rà soát của Trung tâm WTO (2016) cho thấy hầu hết các quy định của pháp luật Việt Nam về đấu thầu đã tương thích với các cam kết về mua sắm công trong EVFTA. Các cam kết của EVFTA mà hiện pháp luật Việt Nam chưa tương thích bao gồm cả các cam kết liên quan đến các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định và các cam kết liên quan tới các vấn đề minh bạch, cạnh tranh nói chung.

    Các đề xuất của Trung tâm WTO cho đến nay vẫn chưa được hiện thực hóa, đặc biệt là đề xuất về việc ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm theo Hiệp định EVFTA như đã làm với CPTPP. Hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Quản lý Đấu thầu) đang hoàn thiện để chuẩn bị trình Chính phủ văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực thi các cam kết này.

    Cam kết về mua sắm của Chính phủ được quy định tại Chương 9 EVFTA gồm 23 Điều. Vào thời điểm kết thúc đàm phán EVFTA, Ủy ban châu Âu đã công bố bản tóm lược về kết quả đàm phán cơ bản EVFTA, trong đó phần về Mua sắm của Chính phủ có nêu: “EU và Việt Nam đã thống nhất các nguyên tắc hoàn toàn tương đồng với các quy tắc trong Hiệp định về mua sắm của Chính phủ (GPA), với mức độ minh bạch và công bằng trong thủ tục tương đương với các FTA khác của EU với các nước phát triển và các nước đang phát triển ở trình độ cao hơn”.

    Theo đó các cam kết chính có thể khái quát trong EVFTA bao gồm:

    Thứ nhất, các cam kết về đấu thầu nói chung như: Nguyên tắc không phân biệt đối xử và đối xử quốc gia; Nguyên tắc minh bạch: Nhà nước phải ban hành và thực thi các quy tắc minh bạch trong các bước của quy trình đấu thầu (như công bố các quy trình đấu thầu, các yêu cầu về thông tin, thông báo ở từng bước của thủ tục đấu thầu); Nguyên tắc về việc sử dụng phương tiện điện tử, theo đó, khuyến khích sử dụng phương thức điện tử trong đấu thầu và các yêu cầu về tính thân thiện và khả năng tiếp cận trong trường hợp sử dụng phương thức điện tử; Cam kết giải quyết vi phạm bởi một cơ quan chuyên trách để xử lí tình trạng gian lận và tham nhũng trong hoạt động đấu thầu, v.v.

    Thứ hai, nguyên tắc đối với các gói thầu. Việc đấu thầu được thực hiện theo 3 phương pháp: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu lựa chọn và chỉ định thầu. Theo đó, trừ trường hợp chỉ định thầu, việc đấu thầu phải thực hiện công khai thông tin về việc đấu thầu; công bố sớm kế hoạch mời thầu hàng năm và đảm bảo các thời hạn nộp hồ sơ thầu: tối thiểu 40 ngày trong trường hợp thông thường, tối thiểu là 25 ngày chỉ trong trường hợp thủ tục được thực hiện hoàn toàn qua mạng và 10 ngày đối với một số trường hợp ngoại lệ được liệt kê.

    Ngoài ra, thủ tục đấu thầu lựa chọn được quy định như sau: thủ tục thầu không được tạo ra rào cản bất hợp lý cho sự tham gia của các nhà thầu đáp ứng điều kiện; thông báo mời thầu phải được đưa ra đủ sớm để nhà thầu có thể chuẩn bị hợp lí và chỉ có thể sử dụng danh sách nhà thầu đã đăng kí (cho các gói thầu nói chung) nếu đã tạo cơ hội hợp lí để nhà thầu tham gia Danh sách này và đã thông báo rõ ràng về các nội dung cơ bản của gói thầu v.v.

    Đối với chỉ định thầu chỉ được áp dụng chỉ định thầu trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều VIII Chương 9 EVFTA và Khoản 2 Điều này cũng quy định mỗi khi sử dụng chỉ định thầu, chủ thầu phải chứng minh có căn cứ để sử dụng và rằng việc sử dụng thủ tục nói trên không nhằm phân biệt đối xử hoặc hạn chế cạnh tranh giữa các nhà thầu.

    Pháp luật Việt Nam quy định một số trường hợp chỉ định thầu không phù hợp với EVFTA. Mặt khác, những trường hợp chỉ định thầu trong EVFTA quy định định lượng thì dường như trong pháp luật Việt Nam vẫn chỉ là định tính Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam quy định chỉ định một nhà thầu trong khi EVFTA quy định cho nhiều hơn một nhà thầu tham gia chỉ định thầu.

    Thứ ba, cam kết về thời hạn tối thiểu để nộp hồ sơ thầu.

    Pháp luật Việt Nam và các cam kết trong EVFTA đều có đưa ra thời hạn tối thiểu đểnộp hồ sơ thầu. Tuy nhiên, trừ trường hợp quy định thời hạn rút gọn thì thời hạn quy định trong pháp luật Việt Nam quy định ngắn hơn. Đơn cử như với phương thức đấu thấu rộng rãi nêu trong bảng so sánh dưới đây:

    EVFTA

    Pháp luật Việt Nam

    Tối thiểu 40 ngày trong trường hợp
    thông thường, tối thiểu là 25 ngày
    chỉ trong trường hợp thủ tục được
    thực hiện hoàn toàn qua mạng và 10
    ngày đối với một số trường hợp
    ngoại lệ được liệt kê

    Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là
    20 ngày đối với đấu thầu trong nước và 40
    ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu
    tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày
    có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp
    hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu

     

    Để hoàn thiện các quy định trong pháp luật Việt Nam về mua sắm của Chính phủ, theo nhóm tác giả, cần nghiên cứu pháp luật Việt Nam quy định tương thích với EVFTA bằng những quy định định tính về xác định giá gói thầu; bãi bỏ những trường hợp chỉ định thầu không tuân theo cam kết và quy định về thời hạn tối thiểu nộp hồ sơ thầu cho tương thích v.v.

    (Bài viết này được tham khảo từ các nguồn có liên quan, nhằm mục đích cung cấp cho người đọc thông tin về sự tác động của EVFTA đến mua sắm công. Đây là một trong những nội dung mới, có ý nghĩa đặc biệt mà các FTA thế hệ mới đề cập đến).

     
    126 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận