Sự phong phú của thuật ngữ pháp lý Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #451963 17/04/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Sự phong phú của thuật ngữ pháp lý Việt Nam

    Ở đâu đó, mình được nghe cái câu “Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam” và rồi nhận thấy thuật ngữ pháp lý Việt Nam cũng không ngoại lệ.

    Bởi lẽ, cùng một thuật ngữ pháp lý nhưng nếu đặt chúng trong các văn bản pháp luật khác nhau, nó sẽ đựơc hiểu khác nhau, cụ thể như sau:

    STT

    Thuật ngữ pháp lý

    Ý nghĩa

    1

    Doanh nghiệp

    - Là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

    (Theo Luật doanh nghiệp 2014)

    - Là tổ chức, cá nhân kinh doanh.

    (Theo Luật cạnh tranh 2004)

    2

    Chỉ dẫn

    - Còn gọi là chỉ dẫn địa lý, là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể

    (Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005)

    - Bao gồm: tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ.

    (Theo Luật cạnh tranh 2004)

    3

    Bí mật kinh doanh

    - Là thông tin có đủ các điều kiện sau:

    + Không phải là hiểu biết thông thường;

    + Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;

    + Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

    (Theo Luật cạnh tranh 2004)

    - Là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh

    (Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005)

    4

    Ban đêm

    Từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau

    (Theo Bộ luật lao động 2012)

    Từ 19 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau

    (Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    5

    Pháp nhân

    - Là tổ chức có đủ các điều kiện:

    + Đựơc thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật khác có liên quan.

    + Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật dân s.

    + Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

    + Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    (Theo Bộ luật dân sự 2015)

    => Nghĩa là công ty TNHH 1 thành viên, công ty 2 – 50 thành viên, công ty cổ phần được xem là pháp nhân.

    - Công ty TNHH 1 thành viên, công ty 2 – 50 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh được xem là pháp nhân.

    (Theo Luật doanh nghiệp 2014)

    Hoặc là cùng một ngữ nghĩa, nhưng ở các văn bản pháp luật khác nhau sẽ sử dụng những thuật ngữ khác nhau, đơn cử:

    1. Quan hệ tình dục

    Tại Bộ luật hình sự 1999, không gọi là quan hệ tình dục, mà gọi là giao cầu, còn trong các văn bản pháp luật của Bộ Y tế ban hành thì gọi là quan hệ tình dục.

    2. Hoãn thực hiện hợp đồng

    Tại Bộ luật dân sự 2015 Điều 411 gọi là hoãn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, trong khi đó, Luật thương mại 2005 lại gọi là tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

    3. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

    Tương tự, Bộ luật dân sự 2015 gọi như vậy, nhưng trong Luật thương mại gọi là đình chỉ thực hiện hợp đồng.

    Và còn rất nhiều thuật ngữ nữa….

    Mình có thắc mắc rằng, tại sao lại có sự “phân biệt đối xử” giữa các thuật ngữ như vậy, việc “phân biệt” như vậy sẽ gây khó khăn rất nhiều cho người thực thi pháp luật? Các bạn có thấy như vậy không? :(

     
    4713 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #452003   18/04/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Cảm ơn bạn shin_butchi đã thống kê được "sự phong phú" này.

    Nhưng trong mục 4, bạn cũng cần tách ý nghĩa của quy định (vì nó không đồng nghĩa):

    - Với bộ luật lao động thì là thời gian đáng lẽ là được ngủ, nhưng phải làm việc.

    - Với Nghị định 46 thì thời gian này trời đã tối nên phải bật đèn.

     
    Báo quản trị |