Sự kiện Bất khả kháng trong Tranh chấp Thương mại Quốc tế

Chủ đề   RSS   
  • #500404 24/08/2018

    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Sự kiện Bất khả kháng trong Tranh chấp Thương mại Quốc tế

    Nếu một bên gặp bất khả kháng mà vi phạm hợp đồng đã ký kết thì sẽ được miễn trách nhiệm nhưng đó chỉ là lý thuyết. Tuy vậy, trên thực tế, đôi khi không dễ xác định một sự kiện có phải là bất khả kháng hay không.

    Với các tranh chấp về thương mại quốc tế thì thường là giữa thương nhân hai nước làm ăn với nhau ràng buộc với nhau qua hợp đồng và được điều chỉnh bới các Công ước quốc tế như CISG,... Các bên thường kiện nhau để đòi quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi đối tác thực hiện sai hợp đồng. Và lý do các bên đưa ra để "lẫn tránh" thực hiện nghĩa vụ đó là do bất khả kháng. 

    Tại Bộ luật dân sự 2015 và Công ước Vienna năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) có quy định rõ thì sự kiện bất khả kháng là một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của các bên, các bên không lường trước được vào lúc ký kết hợp đồng và các bên không tránh được cũng như không khắc phục được các hậu quả của sự kiện này. Thông thường các tranh chấp là bên bán chậm hoặc không giao hàng hoặc bên mua chậm hoặc không thanh toán, thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.

    Thông thường có thể hiểu sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan mà bên vi phạm không thể kiểm soát được, không thể lường trước được và không thể tránh được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng có thể là các hiện tượng tự nhiên (bão, lốc, lũ lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, sóng thần, núi lửa phun…) hay các sự kiện xã hội (chiến tranh, phá hoại, đình công, lệnh cấm của Chính phủ…) và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, để được công nhận là một sự kiện bất khả kháng thì sự kiện đó phải hội đủ 3 điều kiện:

    Thứ nhất, đây phải là “sự kiện xảy ra một cách khách quan”, tức là xảy ra mà không phụ thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng.

    Thứ hai, đây phải là sự kiện “không thể lường trước được”.

    Thứ ba, sự việc xảy ra “không thể khắc phục được” mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết.

    Như vậy, sẽ có một câu hỏi được đặt ra như sau. Ngoài các trường hợp bất khả kháng được ghi nhận chính thức hoặc công nhận một cách phổ biến, một biến động bất ngờ của thị trường, ngoài dự đoán khiến việc thực hiện hợp đồng trở nên mất cân bằng và gây thiệt hại cho một bên thì bên đó có được miễn trách nhiệm nếu vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng không? Mời các bạn đọc cho ý kiến về vấn đề trên. 

     
    8742 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #500419   24/08/2018

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


    theo quan điểm của mình thì "một biến động bất ngờ của thị trường" không phải là một sự kiện bất khả kháng, do: thực tế sự kiện trên mặc dù là sự kiện khách quan, không thể lường trước, ngoài dự đoán, tuy nhiên biến động trên có thể khắc phục được.  

     
    Báo quản trị |  
  • #504935   15/10/2018

    Theo định nghĩa quy định tại khoản 1 điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
    "Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
    Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình."
     
    Trước hết, về yếu tố "do hoàn cảnh khách quan" thì được hiểu thế nào? Giả sử khi một doanh nghiệp không thể thực hiện được hợp đồng đối với đối tác của mình do công nhân của doanh nghiệp đình công thì có được coi là một sự kiện xảy ra một cách khách quan? Việc này không thể gọi là sự kiện khách quan do có yếu tố nhân quả, nghĩa là công nhân đình chỉ vì lí do doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu đã giao kết, nghĩa là doanh nghiệp biết rằng mình vi phạm. Từ đó có thể thấy, hoàn cảnh khách quan nghĩa là không xuất phát từ hành vi nhân quả và bên viện dẫn hoàn cảnh khách quan không hề có lỗi gây ra hoàn cảnh đó. 
     
    Thứ hai, phải là sự kiện “không thể lường trước được” tại thời điểm giao kết hợp đồng nhưng xảy ra sau thời điểm này. Các bên có thể không lường trước được một sự kiện xảy ra tại thời điểm giao kết. Gi ả sử tình huống không thể lường trước được sau khi đã kí kết hợp đồng nhưng chưa thực hiện hợp đồng. Nghĩa là hợp đồng đã phát sinh hiệu lực nhưng các bên chưa thực hiện nghĩa vụ với nhau. Trong trường hợp như vậy thì chúng ta không áp dụng chế định liên quan đến bất khả kháng. Trường hợp giả định, Công ty A nhận vận chuyển một lô hàng cho Công ty B bằng tàu C. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, tàu C đang được sử dụng ở ngoài khơi và bị đắm chìm nhưng việc này chưa được thông báo về Công ty. Như vậy, các bên không lường được sự kiện làm cản trở thực hiện hợp đồng nhưng xảy ra tại thời điểm giao kết. Ở đây, không áp dụng chế định “bất khả kháng” mà vận dụng những quy định liên quan đến giao kết hợp đồng.
    Do vậy, khi viện dẫn sự kiện bất khả kháng thì các bên phải hiểu được bản chất thật sự trong từng vụ việc, vì nó không có quy tắc chuẩn mực cụ thể, tùy từng tình huống, có thể linh động để xử lý.
     
    Báo quản trị |