Sự khác nhau giữa “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính”

Chủ đề   RSS   
  • #444327 24/12/2016

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Sự khác nhau giữa “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính”

    Còn mấy ngày nữa thôi là Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực (01/01/2017), vậy là từ thời điểm này không chỉ thừa nhận việc xác định lại giới tính mà pháp luật còn thừa nhận luôn cả việc chuyển đổi giới tính.

    Rất nhiều bạn thường nhầm lẫn giữa việc “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính”, vì vậy hôm nay mình muốn chia sẻ với các bạn để làm rõ 2 khái niệm này.

    Nội dung

    Xác định lại giới tính

    Chuyển đổi giới tính

    Cơ sở pháp lý

    Được thừa nhận tại Bộ luật dân sự 2005 Bộ luật dân sự 2015

    Chỉ đựơc thừa nhận tại Bộ luật dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017)

    Khái niệm

    Được thực hiện trong trường hợp cá nhân có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc chưa định hình chính xác về giới tính thật cần có sự can thiệp của y học

    Được thực hiện trong điều kiện giới tính của cá nhân bình thường nhưng phải đi phẫu thuật

    Bản chất của cá nhân thực hiện

    - Có khuyết tật bẩm sinh về giới tính

    - Chưa định hình chính xác về giới tính thật

    - Bình thường nhưng có mong muốn phẫu thuật để chuyển đổi giới tính

    Cơ sở để thực hiện

    Trong trường hợp có khuyết tật bẩm sinh về giới tính

    * Đối với trường hợp nam lưỡng giới giả nữ:

    - Bộ phận sinh dục có dương vật nhỏ, có thể sờ thấy tinh hoàn hoặc không, siêu âm hoặc nội soi thấy tinh hoàn, không có tử cung và buồng trứng;

    - Nhiễm sắc thể giới tính là XY hoặc gen biệt hóa tinh hoàn dương tính hoặc kết hợp cả hai trường hợp trên.

    * Đối với trường hợp nữ lưỡng giới giả nam:

    - Bộ phận sinh dục có âm vật phát triển như dương vật nhưng không sờ thấy tinh hoàn, siêu âm hoặc nội soi thấy có tử cung, buồng trứng, không thấy tinh hoàn;

    - Nhiễm sắc thể giới tính là XX.

    * Đối với trường hợp lưỡng giới thật:

    - Bộ phận sinh dục không xác định được là nam hay nữ. Tuyến sinh dục có cả tổ chức tinh hoàn, buồng trứng;

    - Nhiễm sắc thể giới tính có thể là một trong các dạng XX/XY; XXX/XY; XX/XXXY hoặc các dạng nhiễm sắc thể khác được xác định là lưỡng giới thật.

    (Theo Nghị định 88/2008/NĐ-CP)

    Chưa có cơ sở để thực hiện việc này.

    Kết quả

    Giới tính của cá nhân thực hiện xác lại giới tính được xác định đúng với bản chất của nó.

    Giới tính của cá nhân thực hiện chuyển đổi bị thay đổi

    Điểm chung duy nhất của “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính” là sau khi thực hiện, cá nhân sẽ phải làm các thủ tục đăng ký hộ tịch và quyền nhân thân của người này bị thay đổi phù hợp sau khi đã thực hiện.

    Nhiều vấn đề liên quan đến câu chuyện “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính” như sau:

    1. Nếu một người nam sống đến 18 tuổi và muốn phẫu thuật để chuyển đổi giới tính nữ, thì người này có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Việc chuyển đổi trong thời gian nhạy cảm này có bị xem là né tránh nghĩa vụ quân sự không?

    2. Hoặc trong thời điểm này, một người nữ sau nhiều năm mới phát hiện mình là nam giới, vậy thì lúc này có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

    3. Khi nào mới có văn bản hướng dẫn về việc chuyển đổi giới tính? Và việc chuyển đổi giới tính được thực hiện thì phải có những điều kiện cần và điều kiện đủ nào?

    Các bạn có ý kiến gì về vấn đề này không?

    Cập nhật bởi trang_u ngày 24/12/2016 02:07:43 CH
     
    14217 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    tranglaw049 (22/02/2017) duongthuy2210 (22/02/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447479   22/02/2017

    :) cảm ơn bài viết của tác giả nhé

    Đây là một bước ngoạc mới cho giới trẻ thuộc giới tính thứ ba ở Việt Nam.

    Họ sẽ được công nhận chính thức về giới tính của mình và sẽ được sống đúng với chính mình

     
    Báo quản trị |  
  • #447546   22/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Dù BLDS 2015 đã thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính, được xem là bước đi lớn trong việc hoàn thiện quyền con người, quyền nhân thân. Xong việc thực thi trên thực tế vẫn chưa thể tiến hành vì Việt Nam vẫn chưa có 1 luật riêng để điều chỉnh vấn đề này, quy định của BLDS 2015 chỉ mới mang tính chất nguyên tắc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (22/02/2017)
  • #447558   22/02/2017

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần
    Moderator

    trang_u viết:

    Nhiều vấn đề liên quan đến câu chuyện “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính” như sau:

    1. Nếu một người nam sống đến 18 tuổi và muốn phẫu thuật để chuyển đổi giới tính nữ, thì người này có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Việc chuyển đổi trong thời gian nhạy cảm này có bị xem là né tránh nghĩa vụ quân sự không?

    2. Hoặc trong thời điểm này, một người nữ sau nhiều năm mới phát hiện mình là nam giới, vậy thì lúc này có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

    3. Khi nào mới có văn bản hướng dẫn về việc chuyển đổi giới tính? Và việc chuyển đổi giới tính được thực hiện thì phải có những điều kiện cần và điều kiện đủ nào?

    Các bạn có ý kiến gì về vấn đề này không?

    Vấn đề 1: Làm rõ vấn để về việc thực hiện phẫu thuật và việc được pháp luật công nhận. Kể từ thời điểm được pháp luật công nhận là nữ thì không thuộc đối tượng khoản 1 Điều 6 Luật Nghĩa Vụ Quân Sự. Còn chưa được công nhận thì vẫn thuộc đối tượng tại Khoản 1, Điều 6. Tuy nhiên, chắc phẫu thuật xong thì đi khám sức khỏe cũng không đạt điều kiện đâu. :-))

    Vấn đề 2: Cũng tương tự nếu được pháp luật công nhận thì vẫn phải tuân thủ quy định của pháp luật.

    Vấn đề 3: Tại sao cứ cần có văn bản hướng dẫn mới thực hiện. Đã có luật quy định cứ thế mà thực hiện. Có khó khăn hay vướng mắc gì sau khi thực hiện cứ lên danluat mà hỏi.

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
  • #447596   22/02/2017

    tranglaw049
    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Đối với câu hỏi mà bạn đưa ra mình xin có ý kiến như sau, theo quy định tại Điều 37 Bộ luật dân sự 2015 thì “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”. Do đó,mình nghĩ luật quy định như vậy mục đích để sau khi chuyển giới họ được hưởng và nghĩa vụ đúng với giới tính thật của họ.

    Đối với trường hợp chuyển giới tính thì mình nghĩ không thể xem họ là né tránh được nếu họ đã đáp ứng đủ điều kiện chuyển giới, để sống đúng với giới tính thật của mình thì tại sao lại cho rằng họ né tránh và trước khi chuyển đổi giới tính để được hưởng quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi thì họ phải qua quá trình chuyển đổi liên quan đến thân thể và mình nghĩ để né nghĩa vụ quân sự có nhiều cách chứ ít ai đánh đổi giới tính bằng việc đi chuyển đổi giới tính, chắc có nhưng hiếm.

    2) Việc người phụ nữ phát hiện mình là nam nhưng chưa chuyển đổi giới tính thì vẫn đi bình thường trừ luật mới có cơ chế khác đối với trường hợp trên.

    3) Khi nào có văn bản hướng dẫn hay có luật chuyển đổi giới tính thì mình cũng không rõ và mong là sẽ có sớm để biết điều kiện cũng như cách thức thực hiện chuyễn giới sẽ như thế nào để áp dụng trên thực tế.

    Cập nhật bởi tranglaw049 ngày 22/02/2017 10:32:14 CH
     
    Báo quản trị |