Sự khác nhau giữa phạm tội 2 lần trở lên, tái phạm và tái phạm nguy hiểm trong hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #611430 10/05/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 142 lần


    Sự khác nhau giữa phạm tội 2 lần trở lên, tái phạm và tái phạm nguy hiểm trong hình sự

    Phạm tội 2 lần trở lên, tái phạm, tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng theo quy định của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, khái niệm và đặc điểm của chúng lại hoàn toàn khác nhau, sự khác biệt này sẽ giúp cơ quan tư pháp xác định đúng trách nhiệm đối với người phạm tội.

    Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 có liệt kê hành vi phạm tội 02 lần trở lên và tái phạm, tái phạm nguy hiểm là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Theo đó, trách nhiệm hình sự của người phạm tội ngoài căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ xem xét thêm các dấu hiệu ngoài hình phạt định khung tương ứng với loại tội phạm để đưa vào tăng thêm hoặc giảm nhẹ hình phạt.

    (1)  Phạm tội 2 lần trở lên, tái phạm và tái phạm nguy hiểm là gì?

    Phạm tội 2 lần trở lên

    Khái niệm: Là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, đồng thời cũng là một tình tiết định khung tăng nặng của nhiều tội theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có một định nghĩa chung mà chỉ có đưa ra khái niệm phạm tội nhiều lần đối với một tội danh cụ thể nào đó. 

    Cụ thể, mục I của  Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định đặc điểm tình tiết phạm tội nhiều lần là:

    -  Người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau

    -  Nếu tách từng hành vi phạm tội riêng rẽ thì mỗi hành vi ấy đều đã đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập

    -  Các hành vi phạm tội đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, như đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án,… và cùng bị đưa ra xét xử một lần trong cùng một vụ án.

    -  Nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại.

    Như vậy, có thể hiểu phạm tội 2 lần trở lên là người phạm tội ít nhất đã 2 lần thực hiện tội phạm, cùng tội với tội đang bị khởi tố mà nếu tách riêng mỗi lần đó thì đều có đủ yếu tố cấu thành tội phạm và chưa được đưa ra xét xử

    Tái phạm

    Khái niệm: Theo khoản 1 Điều 53 Bộ luật hình sự 2015 định nghĩa tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

    Từ khái niệm trên có thể thấy được đặc điểm của hành vi tái phạm như sau:

    -  Đã bị kết án

    -  Chưa được xóa án tích

    -  Hành vi phạm tội mới của họ đáp ứng dấu hiệu cấu thành tội phạm độc lập

    Như vậy, khác với phạm tội 2 lần trở lên, tái phạm được hiểu là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

    Tái phạm nguy hiểm 

    Khái niệm: Theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 52 Bộ Luật Hình sự 2015 thì tái phạm nguy hiểm là căn cứ tăng nặng trách nhiệm hình sự và việc áp dụng phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm

    Tái phạm nguy hiểm thể hiện mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội; tính chất của tội phạm cao hơn so với tái phạm. Theo định của BLHS thì có hai trường hợp bị coi là tái phạm nguy hiểm.

    Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng; tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

    (2) So sánh đặc điểm của phạm tội 02 trở lên, tái phạm và tái phạm nguy hiểm

     

    Phạm tội 2 lần trở lên

    Tái phạm

    Tái phạm nguy hiểm 

    Cơ sở pháp lý

    Điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015

    Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP

    Điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 và khoản 1 Điều 53 Bộ luật hình sự 2015

    Điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 và khoản 2 Điều 53 Bộ luật hình sự 2015

    Tội phạm

    Xâm phạm cùng một tội phạm.

    Xâm phạm không cùng một tội phạm.

    Xâm phạm không cùng một tội phạm.

    Lỗi

    Cố ý, vô ý.

    Cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

    Cố ý.

    Tần suất phạm tội

    Từ 02 lần trở lên

    02 lần

    Có thể 02 hoặc 03 lần

    Truy cứu TNHS

    Chỉ bị truy cứu TNHS ở cùng một phiên xét xử

    Đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.

    Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

    Hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

    Xem và tải bảng so sánh phạm tội 2 lần trở lên, tái phạm và tái phạm nguy hiểm tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/13/Bang%20so%20sanh%20dac%20diem%20cua%20tai%20pham%20-%20pham%20toi%2002%20lan%20tro%20len%20-%20tai%20pham%20nguy%20hiem.docx

    Tóm lại, muốn xác định đúng trách nhiệm của người phạm tội cũng như tránh sự nhầm lẫn khi áp dụng để quyết định hình phạt cần nắm rõ các nội dung và phân biệt rõ ràng các tình tiết về phạm tội 02 lần trở lên, tái phạm nguy hiểm đối với người phạm tội. 

     
    1376 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamtuyet9366 vì bài viết hữu ích
    admin (30/07/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận