Sự khác nhau giữa "Dân Luật" và "Người thường" trong hôn nhân

Chủ đề   RSS   
  • #449468 14/03/2017

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Sự khác nhau giữa "Dân Luật" và "Người thường" trong hôn nhân

    Dân Luật không phải là "cái gì" quá cao siêu và ghê gớm, nhưng chắc chắn là Dân Luật có những thứ đặc biệt "khác" với "người thường" - những người không học luật. Trong vấn đề hôn nhân cũng vậy, mình thử liệt kê những vấn đề về hôn nhân dưới cái nhìn giữa Dân Luật và người thường, và những khác biệt dễ thấy nhất.

     

     

    Người thường

    Dân luật

    Kết hôn

    Khi tổ chức lễ kết hôn, hai bên làm lễ trước bàn thờ tổ tiên thì coi như thành vợ chồng.

    Hai bên chính thức thành vợ chồng khi thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã chính thức hoàn thành.

    Ly hôn

    Hai vợ chồng không còn chung sống với nhau.

    Quan hệ vợ chồng chấm dứt khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

    Thời kỳ hôn nhân

    Từ khi hai bên tổ chức lễ cưới xong đến lúc hai bên không còn tiếp tục sống chung với nhau.

    Khoảng thời gian tính từ thời điểm đăng ký kết hôn hoàn thành đến thời điểm thủ tục ly hôn được hoàn tất.

    Khi “ông ăn chả, bà ăn nem”

    Người thường gọi là “Ngoại tình”

    Dân luật gọi là “Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng”

    Khi kết hôn nếu có yêu cầu tiền bạc, của cải

    Thách cưới

    Yêu sách của cải trong kết hôn

    Chồng đánh vợ

    Vũ phu

    Bạo lực gia đình

    Không biết còn thiếu cái gì nữa không các bác nhỉ?

    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 17/03/2017 07:27:30 SA

    Đây là chữ ký

     
    31296 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #499823   16/08/2018

    Nhưng có nhiều người không học luật vẫn hay thích soi và cãi nhau nhiều lúc còn giỏi hơn là người học luật nữa. 

    Theo toai thì định nghĩa đúng người học luật là những người thích phân tích vấn đề, là người luôn tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề dù trong công việc hay cuộc sống từ đó luôn làm chủ "cuộc chơi"  tránh được nhiều rủi ro.

    Một cái nữa là người học luật, sự đa nghĩ của họ rất cao. Họ rất khó để tin tưởng một ai khác, blabla. 

    Đây là quan điểm của mình hoi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #505270   21/10/2018

    namvietluat79
    namvietluat79

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhiều người không học luật nhưng cãi giỏi hơn người học luật. Tuy nhiên người học luật sẽ có căn cứ pháp lý rõ ràng hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #505315   21/10/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    - Ly hôn

    + Dân thường: 2 người quay lại thời độc thân

    + Dân luật: Chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (khoản 14 điều 3 LHNGĐ 2014)

    - Vô sinh:

    + Dân thường: 1 trong 2 người không có khả năng sinh đẻ.

    + Dân luật: VỢ chồng sau 1 năm chung sống có quan hệ tinh dục 2-3 lần/ tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà vợ vần không có thai (khoản 2 điều 2 NĐ 10/2015)

    - Thừa phát lại:

    + Dân thường: nộp thừa xong được phát lại

    + Dân luật: người được nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng,...( Khoản 7 Điều 2 NĐ 61/2009)

    Cập nhật bởi anhkhoayentam ngày 21/10/2018 11:33:58 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #513040   29/01/2019

    coikt
    coikt

    Sơ sinh


    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (64)
    Số điểm: 392
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Những người dân ở vùng quê không tiếp xúc nhiều với luật nên họ nhìn sự việc với theo cách mà họ trải qua thôi. Chẳng hạn như nhìn cặp đôi kia sống chung với nhau nhưng chưa làm đám cưới họ lại nghĩ là yêu nhau sống thử chứ không phải vợ chồng. Nhưng họ lại không biết rằng đám cưới chỉ là hình thức bên ngoài, còn việc họ có phải vợ chồng hợp pháp hay không thì chỉ cần 2 người đã đăng ký kết hôn là được, không cần phải tổ chức đám cưới làm gì

    Cập nhật bởi coikt ngày 29/01/2019 10:43:03 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #518152   14/05/2019

    Dân luật nhìn cuộc đời theo nhiều hướng, và còn dựa vào luật để định nghĩa, giải thích các hiện tượng trong cuộc sống rồi từ đó đưa ra hướng giải quyết hợp lý. Ví dụ như việc ‘mượn tiền’.

    Người thường: mượn thì có trả, và mượn là hình thức vay không lãi suất.

    Dân luật: ‘mượn tiền’ thực chất là hình thức vay. Bởi vì tính chất của ‘mượn’ là lấy gì trả đúng thứ đó. Còn ‘vay’ là trả lại một giá trị tương đương giá trị cho vay. Khi bạn mượn tiền, bạn không thể trả lại bạn mình đúng tờ tiền đã mượn mà là trả lại giá trị đã mượn. Nên gọi là vay =))

     

     
    Báo quản trị |  
  • #518292   16/05/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Cảm ơn vì bài viết của bạn rất thú vị.

    Cách dùng từ của người thường và những người đang học tập, đang hành nghề luật quả thật là khác nhau. Theo mình bạn nên thêm các tiêu chí như ép duyên, vợ đánh chồng. Với các tiêu chí này sẽ khiến bài viết của bạn phong phú và thú vị hơn rất nhiều đấy. 

     
    Báo quản trị |  
  • #518496   19/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Còn nữa, nam nữ kết hôn với nhau khi nam chưa đủ 20 hoặc nữ chưa đủ 18, với người thường cứ làm đám cưới, họ hàng, bạn bè biết là vợ chồng rồi. Còn với dân luật thì biết chưa đủ tuổi kết hôn nên chưa thể đăng ký kết hôn, mà chưa đăng ký kết hôn thì chưa phải là vợ chồng hợp pháp.

     
    Báo quản trị |  
  • #518894   25/05/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Dân thường: chồng đánh vợ có thể do uống say hoặc do vợ hỗn nên bị đánh.

    Dân luật: sử dụng vũ lực được coi là bạo lực gia đình, thậm chí không cần đánh vợ mà chỉ cần chửi , dùng lời nói lăng mạ xỉ nhục cũng là bạo lực gia đình. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #519015   26/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Người thường: nam, nữ về sống chung với nhau không có đăng ký kết hôn, không đám cưới thì gọi là sống thử.

    Dân luật: Nam, nữ sống chung với nhau, không đăng ký kết hôn thì được gọi là sông chung với nhau như vợ chồng và được Luật Hôn nhân và gia đình quy định. 

     
    Báo quản trị |  
  • #519104   27/05/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Người thường thì gọi là giấy đỏ, sổ đỏ, sổ hồng. Dân luật là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Người thường là bán đất, dân luật là chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

     
    Báo quản trị |  
  • #526019   22/08/2019

    baoloc.ulaw
    baoloc.ulaw

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2019
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 960
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 26 lần


    Mình cũng xin góp vui một số khái niệm  sau:

    Người thường: thằng đó mãi không chịu trả tiền vay tao, cả 2 3 tuần nay rồi.

    Dân luật: bạn a đã chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay cho mình trong khoản thời gian 21 ngày.

    Người thường: nhìn thằng kia như bị hâm ý.

    Dân luật: không biết bạn đấy có thuộc vào trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự không nhỉ?

    =)))

     
    Báo quản trị |  
  • #526433   26/08/2019

    Ngành nào cũng than mình ế à bạn ơi đâu phải riêng Luật, quan trọng là bản thân mình phấn đấu cho thoát ế nha. Mà ế cũng là một ưu điểm á chứ: tự do, độc lập, không phải bị ràng buộc,...tranh thủ thời gian ế lúc nào thì ế bạn ơi :))

     
    Báo quản trị |  
  • #526704   28/08/2019

    Mình nghĩ sự khác biệt này là đến từ góc độ nhìn nhận thôi, người bình thường thì họ nhìn nhận vấn đề theo thực tế cuộc sống, còn người học luật nhìn nhận dưới góc độ pháp lý thì đương nhiên sẽ có sự khác biệt. Khi nói chuyện với người không học luật mà bạn cứ nhìn nhận vấn đề dưới góc độ pháp lý để nói thì giống như bị bệnh nghề nghiệp vậy, và rất dễ dẫn đến ức chế vì nói mà không ai hiểu :))

     
    Báo quản trị |  
  • #531137   22/10/2019

    lnt_partners
    lnt_partners

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 4 lần


    cái này đúng

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lnt_partners vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/10/2019)
  • #532891   13/11/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    Bài viết rất thú vị! Nghe thì rất vui nhưng ra đường mà dùng những câu này người ta gọi là "Bệnh nghề nghiệp" đó. Đọc đoạn chồng đánh vợ nghĩ buồn cười, người ta vẫn hay dùng câu mắng chửi dạng "ông là đồ vũ phu" thì nếu là dân luật khi bị đánh sẽ mắng nguyên một sớ căn cứ điều mấy khoản mấy kết luận ông là đồ bạo lực gia đình à ? =)) 

     
    Báo quản trị |  
  • #550897   30/06/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Tôi hiểu ý bài vết của bạn, nhưng bắt bẻ một chút là người thường họ vẫn biết đường đi đăng ký kết hôn với cả việc tổ chức hôn lễ nhe mọi người. Đồng thời những sự kiện khác cũng vậy luôn. Dân mình bây giờ được phổ biến pháp luật khá rộng rãi.

     
    Báo quản trị |  
  • #551200   03/07/2020

    thaobichhao
    thaobichhao

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    chuẩn cơm mẹ nấu rồi, haha

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thaobichhao vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/07/2020)
  • #579408   17/01/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Sự khác nhau giữa "Dân Luật" và "Người thường" trong hôn nhân

    “Hợp đồng tiền hôn nhân” sự khác nhau rõ ràng nhất đối với dân luật và người thường là các hiểu và chấp nhận việc này. Dân luật thì sẽ chấp nhận theo kiểu để bảo vệ quyền lợi bản thân, việc gì cũng cần phải rõ ràng, còn người thường thì sẽ nghĩ người ta không yêu mình nên mới như vậy.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #581255   06/03/2022

    Domnguyenus
    Domnguyenus

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:06/03/2022
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Sự khác nhau giữa "Dân Luật" và "Người thường" trong hôn nhân

    Định nghĩa về người phụ nữ độc thân:

    Dân thường: phụ nữ độc thân là người chưa cưới chồng, sống một mình.

    Dân luật: phụ nữ độc thân là người không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #581381   14/03/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Sự khác nhau giữa "Dân Luật" và "Người thường" trong hôn nhân

    MÌnh thấy dân luật khác với người thường là phần lớn dân học luật đọc luật sẽ hiểu quy định vấn đề gì áp dụng như thế nào. Dân thường không học luật đôi khi đọc văn bản luật quy định thực tế đó nhưng đọc xong vẫn không hiểu Luật nói gì. Bởi thế người học luật để tư vấn luật cho những người khác.

     
    Báo quản trị |