Sự khác nhau giữa 2 thuật ngữ "Sử dụng pháp luật" và "Áp dụng pháp luật"

Chủ đề   RSS   
  • #469296 29/09/2017

    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Sự khác nhau giữa 2 thuật ngữ "Sử dụng pháp luật" và "Áp dụng pháp luật"

    Là sinh viên luật, có bao giờ bạn nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ "sử dụng pháp luật" và "áp dụng pháp luật". Sau đây, mình sẽ trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa 2 thuật ngữ này:

    - Khái niệm:

    Sử dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền và tự do pháp lý của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). 

    Áp dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

    - Phân biệt: 

    Tiêu chí

    Sử dụng pháp luật

    Áp dụng pháp luật

    Chủ thể thực hiện

    Mọi chủ thể được pháp luật cho phép

    Phải có sự tham gia của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền

    Trường hợp phát sinh

    Được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật

    - Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia vào quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được. Ví dụ: tranh chấp về quyền thừa kế, tranh chấp về hợp đồng,…

    - Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà đối với những chủ thể có hành vi vi phạm. Ví dụ: xử phạt người vi phạm luật an toàn giao thông, người có hành vi làm hàng giả,…

    - Trong một số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia quan hệ đó hoặc nhà nước xác nhận tồn tại hay không tồn tại một số vụ việc, sự kiện thực tế. Ví dụ: công chứng hợp đồng mua bán nhà, toà tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết,…

    - Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh hoặc chấm dứt nếu  không có sự can thiệp của nhà nước. Ví dụ: đăng  ký kết hôn

    Bản chất

    Chủ thể có quyền thực hiện hoặc không thực hiện, không mang tính chất bắt buộc

    Bắt buộc đối với chủ thế bị áp dụng và chủ thể có liên quan

    Hình thức thể hiện

    Các quy phạm pháp luật thể hiện quyền và tự do pháp lý của chủ thể

    Văn bản áp dụng pháp luật

     

     
    55897 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtamlkt vì bài viết hữu ích
    Hoangpham886 (12/04/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận