Sự khác biệt giữa quyền thành lập, quản lý DN và quyền góp vốn

Chủ đề   RSS   
  • #446493 14/02/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Sự khác biệt giữa quyền thành lập, quản lý DN và quyền góp vốn

    Quyền thành lập, quản lý DN tại Việt Nam và quyền góp vốn là hai quyền khác nhau. Có những trường hợp quyền góp vốn sẽ đương nhiên làm phát sinh quyền quản lý DN và cũng có trường hợp quyền góp vốn không làm phát sinh quyền quản lý DN.

    Sự khác biệt giữa quyền thành lập và quyền góp vốn

    Thế nhưng, nhiều trường hợp quyền thành lập DN, quyền góp vốn vào DN thường bị đánh đồng là một.

    Do vậy, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ, thế nào là quyền thành lập và quản lý DN tại Việt Nam và thế nào là quyền góp vốn vào DN, trường hợp nào không được thành lập và trường hợp nào không được góp vốn…

    P/S: Trường hợp có thêm thắc mắc, bạn vui lòng đặt câu hỏi dưới topic này để được giải đáp.

    Quyền thành lập và quản lý DN:

    Là quyền được luật hóa từ quyền tự do kinh doanh của con người được ghi nhận tại Hiến pháp 2013, tại đó, chủ thể có quyền thành lập được thừa nhận về mặt pháp luật và có quyền tiến hành đăng ký kinh doanh dưới sự bảo vệ của luật pháp. Từ đây, DN có cơ sở pháp lý vững chắc để yêu cầu nhà nước bảo đảm quyền lợi chính đáng của mình để yên tâm kinh doanh.

    Quyền thành lập DN thường đi đôi với quyền quản lý DN bởi lẽ người có quyền tạo lập ra DN đó thì có quyền quyết định các chính sách để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của DN đó.

    Quyền góp vốn vào DN:

    Cũng là quyền được luật hóa từ quyền tự do kinh doanh của con người được ghi nhận tại Hiến pháp 2013, tuy nhiên, quyền góp vốn có phần hạn hẹp hơn so với quyền thành lập, quản lý DN, chẳng hạn như người góp vốn chỉ có quyền nhận lợi tức sau khi DN đã nộp các khoản thuế, trả các khoản nợ…mà không có quyền điều hành, quản lý DN, đồng thời người góp vốn vào DN chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi góp vốn của mình.

    Những trường hợp không được quyền thành lập và quản lý DN

    Theo Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 có 3 nhóm đối tượng không được quyền thành lập và quản lý DN:

    Nhóm 1: Đối tượng làm việc tại cơ quan nhà nước

    - Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể là không được thành lập, quản lý, điều hành DNTN, Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. (Khoản 1 Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng 2005)

    - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

    - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    Nhóm 2: Đối tượng có năng lực hành vi dân sự bị hạn chế

    - Người chưa thành niên.

    - Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

    - Tổ chức không có tư cách pháp nhân;

    Nhóm 3: Đối tượng đang gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra

    - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

    Những trường hợp không được quyền góp vốn vào DN

    Theo Khoản 3 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 có 2 trường hợp không được quyền góp vốn vào, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh:

    - Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    - Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, cụ thể là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào DN hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp quản lý nhà nước (theo Khoản 2 Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng 2005)

    Trường hợp thực hiện quyền góp vốn đương nhiên làm phát sinh hiệu lực của quyền quản lý DN

    - Thành viên góp vốn thành lập công ty TNHH 2 – 50 thành viên trở lên.

    - Mua lại phần vốn góp trong công ty TNHH 2 – 50 thành viên

    - Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên góp vốn

    Còn trường hợp nào nữa không nhỉ?

    Và một câu hỏi cuối cùng, mình để dành cho các bạn “Tại sao lại có sự phân biệt giữa quyền thành lập, quản lý DN với quyền góp vốn vào DN?

     
    29052 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    Nguyen.Hung (22/02/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #446520   15/02/2017

    Bây giờ Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, thấy thành lập góp vốn cũng dễ dàng và đơn giản hơn trước.

     
    Báo quản trị |  
  • #447445   22/02/2017

    HuynhVanLam610
    HuynhVanLam610

    Male
    Mầm

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2015
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    Sở dĩ có sự phân biệt này có lẻ bởi vì người có quyền thành lập thì cũng có thể có quyền quản lý. Nếu người quản lý đó đang làm công việc cho nhà nước theo quy định trênhoặc là người thân thích thì sẽ không khách quan trong quá trình quản lý công ty, điều đó sẽ ảnh hướng đến công. Còn góp vốn thìmục địch chỉ thu lợi nhuận không ảnh hưởng gì nhiều đến các quyết định của công ty nên đối tượng của nó cũng hẹp hơn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HuynhVanLam610 vì bài viết hữu ích
    khai62037@gmail.com (10/09/2020)
  • #541208   15/03/2020

    Hoanghuongvpp198
    Hoanghuongvpp198

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Luật Kinh Doanh

    Cho mình hỏi là vậy Luật Doanh Nghiệp 2014 tại sao lại có qui định phân biệt quyền thành lập, quản lí Doanh Nghiệp và quyền góp vốn Doanh Nhiệp ạ ??

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hoanghuongvpp198 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/03/2020)