Sự khác biệt giữa Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật hình sự 2015

Chủ đề   RSS   
  • #463480 02/08/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Sự khác biệt giữa Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật hình sự 2015

    >>> Toàn văn điểm mới Bộ luật hình sự sửa đổi 2017

    >>> Tập hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật hình sự mới nhất

    >>> Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự mới nhất 2017

    >>> Danh sách các tội bắt buộc Luật sư phải tố giác thân chủ của mình

    Nhằm khắc phục những sai sót trong quá khứ, nay mình mạn phép chia sẻ những khác biệt giữa Bộ luật hình sự 1999Bộ luật hình sự 2015 để phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập và cả ứng dụng trong thực tế.

    Lưu ý: Bộ luật hình sự 1999 được nhắc ở tiêu đề và cả ở trong bài viết  là Bộ luật hình sự 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Tương tự với Bộ luật hình sự 2015 cũng như vậy, là Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

    STT

    Bộ luật hình sự 1999

    Bộ luật hình sự 2015

    Nội dung mới

    1

    Lời nói đầu

    Không có

    Bãi bỏ nội dung Lời nói đầu tại Bộ luật hình sự 1999.

    2

    Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự

    Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

    Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội.

    Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự

    Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

    Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt.

    Thêm nội dung liên quan đến chủ quyền quốc gia và an ninh của đất nước.

    3

    Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự

    Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

     

    Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự

    1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

    2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Bổ sung cơ sở chịu trách nhiệm hình sự không chỉ đối với cá nhân mà còn đối với pháp nhân.

    4

    Điều 3. Nguyên tắc xử lý

    1. Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.

    2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

    Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.

    Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại  gây ra.

    3. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.

    4. Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.

    5. Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.

     

    Điều 3. Nguyên tắc xử lý

    1. Đối với người phạm tội:

    a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;

    b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;

    c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

    d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;

    đ) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;

    e) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;

    g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.

    2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

    a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;

    b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;

    c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

    d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

    Bổ sung nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân phạm tội.

    5

    Điều 4. Trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm

    1. Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án, Tư pháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

    2. Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ pháp luật và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.

     3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

     

    Điều 4. Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm

    1. Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

    2. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.

    3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.

    Sửa đổi từ ngữ cho phù hợp hơn trước, đồng thời các cơ quan có trách nhiệm phòng chống tội phạm cũng được trao quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ này.

    6

    Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

     

    Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

    2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

    - Mở rộng hiệu lực áp dụng của Bộ luật hình sự trong trường hợp vi phạm xảy ra ở tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

    - Quy định lại nội dung áp dụng BLHS 2015 đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCNVN. (Trong khi trước đây mặc định các đối tượng này được giải quyết bằng con đường ngoại giao)

    7

    Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    1. Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này.

    Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú  ở nước  Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    2. Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

     

    Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.

    Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.

    2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.

    Bổ sung hiệu lực áp dụng đối với pháp nhân thương mại Việt Nam, pháp nhân thương mại nước ngoài.

    Đồng thời quy định hiệu lực áp dụng trong trường hợp hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    8

    Điều 7.Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian

    1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.

    2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

    3. Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

    Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian

    1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.

    2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

    3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

    Bổ sung quy định “loại trừ trách nhiệm hình sự”, “tha tù trước thời hạn có điều kiện”

    9

    Điều 8. Khái niệm tội phạm

    1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội  chủ nghĩa.

    2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

    4. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

    Điều 8. Khái niệm tội phạm

    1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

    2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

    Điều 9. Phân loại tội phạm

    1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

    a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

    b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

    c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

    d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

    2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

    - Quy định thêm đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

    - Nhấn mạnh tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đối với từng loại tội phạm.

    - Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì khung cao nhất không chỉ là đến 03 năm tù mà còn là hình thức phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ.

     

    10

    Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

    2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc  tội phạm  đặc biệt nghiêm trọng.

     

    Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

    2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

    - Bổ sung quy định loại trừ đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự.

    - Quy định cụ thể trường hợp người phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

     

    11

    Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

    1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

    2. Người phạm tội  trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

    Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Bãi bỏ một số nội dung không cần thiết tại quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.

     

     
    98170 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #464739   16/08/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Thêm tình tiết giảm nhẹ đối với một số tội

    321

    Điều 317. Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh

    1. Người nào chấp hành mệnh lệnh một cách lơ là, chậm trễ, tuỳ tiện gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự, trong trường hợp đặc biệt khác hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến  mười năm.

     

    Điều 395. Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh

    1. Người nào chấp hành mệnh lệnh của người có thẩm quyền một cách lơ là, chậm trễ, tùy tiện gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Trong chiến đấu;

    b) Trong khu vực có chiến sự;

    c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

    d) Trong tình trạng khẩn cấp;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    - Thay đổi mức phạt tù đối với hình phạt chính và đối với trường hợp phạm tội thuộc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    - Thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

     

    322

    Điều 318. Tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm

    1. Người nào cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt  tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm:

    a) Lôi kéo người khác phạm tội;

    b) Dùng vũ lực;

    c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    Điều 396. Tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ

    1. Người nào cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ dẫn đến người đó không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ được giao, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

    b) Lôi kéo người khác phạm tội;

    c) Dùng vũ lực;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Trong chiến đấu;

    b) Trong khu vực có chiến sự;

    c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

    d) Trong tình trạng khẩn cấp;

    đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    - Sửa đổi dấu hiệu định tội theo hướng làm rõ hậu quả thiệt hại xảy ra.

    - Thay đổi mức phạt tù đối với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    - Thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

     

    323

    Điều 321. Tội làm nhục, hành hung đồng đội

    1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc hành hung đồng đội, nếu giữa họ không có quan hệ công tác thuộc trường hợp quy định tại Điều 319 và Điều 320 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ  đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả nghiệm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

     

    Điều 397. Tội làm nhục đồng đội

    1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đồng đội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sỹ quan;

    b) Đối với chỉ huy hoặc cấp trên;

    c) Vì lý do công vụ của nạn nhân; d) Trong khu vực có chiến sự;

    đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

    e) Đối với 02 người trở lên;

    g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    h) Làm nạn nhân tự sát.

    Điều 398. Tội hành hung đồng đội

    1. Người nào trong quan hệ công tác mà cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của đồng đội mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sỹ quan;

    b) Đối với chỉ huy hoặc cấp trên;

    c) Vì lý do công vụ của nạn nhân;

    d) Trong khu vực có chiến sự;

    đ) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    Tách thành 2 tội riêng biệt.

    Đối với tội làm nhục đồng đội

    - Bãi bỏ hình phạt cảnh cáo đối với hình phạt chính.

    - Làm rõ các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    - Thay đổi mức phạt tù đối với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    Đối với tội hành hung đồng đội

    - Làm rõ dấu hiệu định tội.

     - Bổ sung các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    - Thay đổi mức phạt tù đối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

     

    324

    Điều 322. Tội đầu hàng địch

    1. Người nào trong chiến đấu mà đầu hàng địch, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

    b) Giao nộp cho địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;

    c) Lôi kéo người khác phạm tội;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    Điều 399. Tội đầu hàng địch

    1. Người nào đầu hàng địch, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

    b) Giao nộp cho địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự;

    c) Giao nộp tài liệu quan trọng hoặc khai báo bí mật công tác quân sự;

    d) Lôi kéo người khác phạm tội;

    đ) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Giao nộp cho địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    - Thay đổi mức phạt tù đối với hình phạt chính và đối với trường hợp phạm tội thuộc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    - Thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    - Bãi bỏ hình phạt tử hình đối với tội này.

     

    325

    Điều 323. Tội khai báo hoặc tự nguyện làm vịêc cho địch khi bị bắt làm tù binh

    1. Người nào khi bị địch bắt làm tù binh mà khai báo bí mật quân sự hoặc tự nguyện làm việc cho địch, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

    b) Đối xử tàn ác với tù binh khác;

    c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

     

    Điều 400. Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh

    1. Người nào khi bị địch bắt làm tù binh mà khai báo bí mật công tác quân sự hoặc tự nguyện làm việc cho địch, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

    b) Đối xử tàn ác với tù binh khác;

    c) Lôi kéo người khác khai báo, làm việc cho địch;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Giao nộp cho địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    - Thay đổi mức phạt tù đối với trường hợp phạm tội thuộc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    - Thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    - Bãi bỏ hình phạt tù chung thân đối với tội này.

     

    326

    Điều 324. Tội bỏ vị trí chiến đấu

    1. Người nào bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

    b) Bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;

    c) Lôi kéo người khác phạm tội;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    Điều 401. Tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu

    1. Người nào tự ý rời bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

    b) Bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật công tác quân sự;

    c) Lôi kéo người khác phạm tội;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

    - Thay đổi mức phạt tù đối với hình phạt chính và đối với trường hợp phạm tội thuộc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo hướng giảm nhẹ.

    - Bãi bỏ hình phạt tù chung thân đối với tội này.

     

    327

    Điều 325. Tội đào ngũ

    1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

    b) Lôi kéo người khác phạm tội;

    c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;

    d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

    Điều 402. Tội đào ngũ

    1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

    b) Lôi kéo người khác phạm tội;

    c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;

    d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

    a) Trong chiến đấu;

    b) Trong khu vực có chiến sự;

    c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

    d) Trong tình trạng khẩn cấp;

    đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    - Thay đổi mức phạt tù đối với trường hợp phạm tội thuộc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo hướng giảm nhẹ.

    - Thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

     

     

    328

    Điều 326. Tội trốn tránh nhiệm vụ

    1. Người nào tự gây thương tích, gây tổn  hại cho sức khoẻ của mình hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác để trốn tránh nhiệm vụ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy  năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

    b) Lôi kéo người khác phạm tội;

    c) Phạm tội trong thời chiến;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

     

    Điều 403. Tội trốn tránh nhiệm vụ

    1. Người nào tự gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của mình hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác để trốn tránh nhiệm vụ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

    b) Lôi kéo người khác phạm tội;

    c) Trong thời chiến;

    d) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

    đ) Trong tình trạng khẩn cấp;

    e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt từ từ 05 năm đến 10 năm.

    - Thay đổi mức phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù đối với hình phạt chính theo hướng giảm nhẹ.

    - Thêm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

     

    329

    Điều 327. Tội cố ý làm lộ bí mật  công tác quân sự; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự

    1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định ở  Điều 80 và Điều 263 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    Điều 404. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự

    1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 110, 337 và 361 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sỹ quan;

    b) Trong khu vực có chiến sự;

    c) Trong chiến đấu;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    Điều 405. Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác quân sự

    1. Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 110, 337 và 361 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sỹ quan;

    b) Trong khu vực có chiến sự;

    c) Trong chiến đấu;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    Tách thành 2 tội riêng biệt.

    Đối với tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự

    - Thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    Đối với tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác quân sự

    - Thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

     

    330

    Điều 328. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự; tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự

    1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 264 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    Điều 406. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự

    1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 338 và Điều 362 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sỹ quan;

    b) Trong khu vực có chiến sự;

    c) Trong chiến đấu;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    Điều 407. Tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự

    1. Người nào làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 338 và Điều 362 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sỹ quan;

    b) Trong khu vực có chiến sự;

    c) Trong chiến đấu;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    Tách thành 2 tội riêng biệt.

    Đối với tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự

    - Thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    Đối với tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác quân sự

    - Thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    331

    Điều 329. Tội báo cáo sai

    1. Người nào cố ý báo cáo sai gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến  ba năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ  hai năm đến bảy năm.

     

    Điều 408. Tội báo cáo sai

    1. Người nào cố ý báo cáo sai trong hoạt động quân sự gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Trong chiến đấu;

    b) Trong khu vực có chiến sự;

    c) Trong tình trạng khẩn cấp;

    d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    - Thay đổi mức phạt tù đối với hình phạt chính.

    - Thêm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

     

    332

    Điều 330. Tội vi phạm các quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban

    1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ trực chiến, trực chỉ huy, trực ban gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ  đến ba  năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội trong chiến đấu hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

     

    Điều 409. Tội vi phạm quy định về trực ban, trực chiến, trực chỉ huy

    1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ trực ban, trực chiến, trực chỉ huy gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Trong chiến đấu;

    b) Trong khu vực có chiến sự;

    c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

    d) Trong tình trạng khẩn cấp;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    - Thêm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

     

    333

    Điều 331. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ

    1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội trong chiến đấu hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    Điều 410. Tội vi phạm quy định về bảo vệ

    1. Người nào không chấp hành quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

    a) Làm người được bảo vệ, hộ tống bị tổn thương cơ thể;

    b) Làm hư hỏng phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Làm người được bảo vệ, hộ tống chết;

    b) Làm mất phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự;

    c) Trong chiến đấu;

    d) Trong khu vực có chiến sự;

    đ) Lôi kéo người khác phạm tội;

    e) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;

    g) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

    - Sửa đổi dấu hiệu định tội theo hướng làm rõ hậu quả thiệt hại xảy ra.

    - Thay đổi mức phạt tù đối với trường hợp phạm tội thuộc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    - Thêm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

     

    334

    Điều 333. Tội vi phạm các quy định về  sử dụng vũ khí quân dụng

    1. Người nào vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ  đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội trong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

     

    Điều 412. Tội vi phạm quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự

    1. Người nào vi phạm quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Trong chiến đấu;

    b) Trong khu vực có chiến sự;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    Thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    335

    Điều 334. Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

    1. Người nào hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 85 và Điều 231 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    2.  Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười  hai năm.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

    4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân

     

    Điều 413. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự

    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 114 và Điều 303 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

    a) Trong chiến đấu;

    b) Trong khu vực có chiến sự;

    c) Lôi kéo người khác phạm tội;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

    - Thêm đối tượng của hành vi phạm tội này.

    - Thay đổi mức phạt tù đối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    - Thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    - Nhập 2 trường hợp thuộc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thành 1.

    336

    Điều 336. Tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sĩ trong chiến đấu 

    1. Người nào có trách nhiệm mà cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt  tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

    4. Người nào chiếm đoạt di vật của tử sĩ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    Điều 417. Tội cố ý bỏ thương binh, tử sỹ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh

    1. Người nào có trách nhiệm mà cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh dẫn đến không tìm thấy thương binh, tử sỹ hoặc thương binh bị chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

    b) Đối với 02 thương binh hoặc 02 tử sỹ trở lên.

    - Sửa đổi tên tội.

    - Làm rõ dấu hiệu định tội.

    - Thay đổi mức phạt tù đối với hình phạt chính và đối với trường hợp phạm tội thuộc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    - Nhập 2 trường hợp thuộc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thành 1, đồng thời làm rõ tình tiết này.

    - Bãi bỏ quy định phạt chiếm đoạt di vật đối với tội này.

     

    337

    Điều 337. Tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm

    1. Người nào trong chiến đấu hoặc khi thu dọn chiến trường mà chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt  tù từ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

    b) Chiến lợi phẩm có giá trị lớn hoặc rất lớn;

    c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội trong trường hợp chiến lợi phẩm có giá trị đặc biệt lớn hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

     

    Điều 419. Tội chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm

    1. Người nào trong chiến đấu hoặc khi thu dọn chiến trường mà chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

    b) Chiến lợi phẩm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến uy tín quân đội;

    d) Chiến lợi phẩm có giá trị trong quân sự;

    đ) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

    a) Chiến lợi phẩm trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Chiến lợi phẩm có giá trị đặc biệt trong quân sự;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    - Thay đổi mức phạt tù đối với hình phạt chính và đối với trường hợp phạm tội thuộc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    - Làm rõ các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

     

    338

    Điều 338. Tội quấy nhiễu nhân dân

    1. Người nào có hành vi quấy nhiễu nhân dân đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp  sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

    b) Lôi kéo người khác phạm tội;

    c) Phạm tội trong khu vực có chiến sự hoặc trong khu vực đã có lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp;

    d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    Điều 415. Tội quấy nhiễu nhân dân

    1. Người nào có hành vi quấy nhiễu nhân dân đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

    b) Lôi kéo người khác phạm tội;

    c) Trong khu vực có chiến sự;

    d) Trong khu vực đã có lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    Thay đổi mức phạt tù đối với hình phạt chính.

    339

    Điều  339. Tội lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm  vụ

    1. Người nào trong khi thực hiện nhiệm vụ mà vượt quá phạm vi cần thiết của nhu cầu quân sự gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước, của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

    Điều 416. Tội lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ

    1. Người nào trong khi thực hiện nhiệm vụ mà vượt quá phạm vi cần thiết của nhu cầu quân sự gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

    - Làm rõ dấu hiệu định tội và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự về thiệt hại xảy ra.

    - Thay đổi mức phạt tù đối với hình phạt chính.

     

    340

    Điều 341. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược

    Người nào tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ một nước khác, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    Điều 421. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược

    1. Người nào tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

    - Sửa đổi dấu hiệu định tội.

    - Thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #464740   16/08/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Bộ luật hình sự mới nhất có xu hướng tách các tội riêng rẽ để làm rõ dấu hiệu định tội và mức phạt

    341

    Điều 342. Tội chống loài người

    Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà có hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một nước, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó, cũng như có những hành vi diệt chủng khác hoặc những hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

     

    Điều 422. Tội chống loài người

    1. Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà thực hiện hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó hoặc thực hiện hành vi diệt chủng khác hoặc thực hiện hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

    - Sửa đổi dấu hiệu định tội.

    - Thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

     

    342

    Điều 343. Tội phạm chiến tranh

    Người nào trong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm, cũng như có những hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ưước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    Điều 423. Tội phạm chiến tranh

    1. Người nào trong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm hoặc thực hiện hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

    - Thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

     

    343

    Điều 344. Tội tuyển mộ lính đánh thuê; tội làm lính đánh thuê

    1. Người nào tuyển mộ, huấn luyện  hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một nước bạn của Việt Nam hoặc một phong trào giải phóng dân tộc, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    2. Người nào làm lính đánh thuê, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    Điều 424. Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê

    Người nào tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

    Điều 425. Tội làm lính đánh thuê

    Người nào làm lính đánh thuê nhằm chống một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.

    Tách thành 2 tội riêng biệt nhằm làm rõ dấu hiệu định tội này.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #464819   17/08/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Đã cập nhật xong Sự khác biệt giữa Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật hình sự 2015

    Chào mọi người, mình đã cập nhật xong Sự khác biệt giữa Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật hình sự 2015.

    Dưới đây là file đính kèm bài viết, các bạn có thể tải về dùng nhé! 

    P/S: Khi sử dụng bài viết, xin các bạn vui lòng trích dẫn nguồn Dân Luật. Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #470504   12/10/2017

    Xin Link

    Chào bạn. Mình không thấy link để tải về. Bạn có thể cho mình được không. Cám ơn bạn, chúc bạn sức khỏe và thành công
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nhokakaza vì bài viết hữu ích
    trang_u (12/10/2017)
  • #470546   12/10/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Nhokakaza viết:
    Chào bạn. Mình không thấy link để tải về. Bạn có thể cho mình được không. Cám ơn bạn, chúc bạn sức khỏe và thành công

    Bạn Nhokakaza vô link này, có file đính kèm ở dưới đó. Nhớ đăng nhập bằng máy tính nhé bạn! 

    https://danluat.thuvienphapluat.vn/su-khac-biet-giua-bo-luat-hinh-su-1999-va-bo-luat-hinh-su-2015-156942.aspx?PageIndex=2#464819

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    nguyen_dinh_hung (26/12/2017)
  • #480230   28/12/2017

    Bạn ơi cho hỏi: quy định mới điều 230:  Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất :  

    "1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư;

    b) Vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về tài sản, về sản xuất kinh doanh.

    2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

    a) Vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác;

    b) Có tổ chức;

    c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

    d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội  " 

    Thiêt hại tài sản ở đây là thiệt hại cho người dân (bên nhận tiền) hay thiệt hại cho Nhà Nước (bên chi tiền), hay cho cả hai. Thân hỏi và cảm ơn.

    Cập nhật bởi buiminhtuan77sg@gmail.com ngày 28/12/2017 05:43:39 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #487129   14/03/2018

    tuanhuy239
    tuanhuy239

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/03/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có thể cho mình xin link tải được không ạ, mình xin cảm ơn bạn nhiều

     
    Báo quản trị |  
  • #487139   14/03/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14971)
    Số điểm: 100050
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bạn ngước mắt nhìn lên trên một chút sẽ thấy

    tuanhuy239 viết:

    Có thể cho mình xin link tải được không ạ, mình xin cảm ơn bạn nhiều

     
    Báo quản trị |  
  • #487698   22/03/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    STT

    Bộ luật hình sự 1999

    Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

    Ghi chú

     

    Chương IV
    Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
    Miễn trách nhiệm hình sự

    Chương V: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự

     

     

    Điều 24.       Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

    Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 23 của Bộ luật này đối với các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này.

    Điều 28. Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

    Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:

    1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;

    2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;

    3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.

    Thêm trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, đó là trường hợp:

    - Tham ô chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên.

    - Tham ô gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng trở lên.

    - Tham ô gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    - Tham ô dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

    - Nhận hối lộ mà của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên.

    - Nhận hối lộ gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng trở lên.

     

    Điều 25. Miễn trách nhiệm hình sự

    1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

    2. Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

    3. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá.

    Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

    1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

    a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

    b) Khi có quyết định đại xá.

    2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

    b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

    c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

    3. Người thực hiện tội Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

    Bổ sung căn cứ miễn trách nhiệm hình sự: “Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”.

    - Trường hợp có chuyển biến tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội thì có thể miễn trách nhiệm hình sự thay về mặc định được miễn trách nhiệm hình sự như trước đây.

    - Bổ sung thêm trường hợp có thể được miễn trách  nhiệm hình sự được quy định tại Khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015.

    - Bổ sung quy định: “Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự”.

     

    Chương V
    Hình phạt

    Chương VI

    HÌNH PHẠT

     

     

    Điều 33. Tù có thời hạn

    Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm.

    Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù.

    Điều 38. Tù có thời hạn

    1. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.

    Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.

    Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.

    2. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.

    Bổ sung quy định: “Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng”.

     

    Điều 34. Tù chung thân

    Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.

    Không áp dụng tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội.

    Điều 39. Tù chung thân

    Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.

    Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

     

    Thay cụm từ “người chưa thành niên” thành cụm từ “người dưới 18 tuổi”.

     

    Chương VIII
    Thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt,
    giảm thời hạn chấp hành hình phạt

     

    Chương IX: Thời hiện thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt

     

     

    Điều 54. Miễn hình phạt

    Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

    Điều 59. Miễn hình phạt

    Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

    Quy định lại nội dung miễn hình: Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp sau của  mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự:

    + Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ .

    + Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

     

    Điều 55. Thời hiệu thi hành bản án

    1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.

    2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được quy định như sau:

    a) Năm năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ ba năm trở xuống;

    b) Mười năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;

    c) Mười lăm năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên mười lăm năm đến ba mươi năm.

    3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người bị kết án lại phạm tội mới, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

    Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.

    4. Việc áp dụng thời hiệu đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, sau khi đã qua thời hạn mười lăm năm, do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp không cho áp dụng thời hiệu thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân, tù chung thân được chuyển thành tù ba mươi năm.

    Điều 60. Thời hiệu thi hành bản án

    1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.

    2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:

    a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;

    b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;

    c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;

    d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.

    3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.

    4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

    5. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.

     

     

     

    - Thêm quy định về thời hiệu thi hành bản án đối với pháp nhân thương mại.

    - Bổ sung thời hiện thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án ngoài các quy định đã đề cập tại BLHS năm 1999: “20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình”.

    - Tương ứng với quy định về hình phạt đối với pháp nhân thương mại thì chủ thể này cũng áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự như sau: “Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm”

    - Bổ sung đối tượng là pháp nhân thương mại trong quy định cách tính thời hiệu thi hành bản án hình sự.

     

    Điều 57. Miễn chấp hành hình phạt

    1. Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

    2. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.

    3. Đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được hoãn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật này, nếu trong thời gian được hoãn đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt.

    4. Đối với người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

    5. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

    Điều 62. Miễn chấp hành hình phạt

    1. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.

    2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Sau khi bị kết án đã lập công;

    b) Mắc bệnh hiểm nghèo;

    c) Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

    3. Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

    4. Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

    5. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết đinh miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.

    6. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

    7. Người được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.

     

     

     

    - Phân định việc miễn chấp hành hình phạt đối với người bị kết án tù có thời hạn đến 3 năm và trên 3 năm, được quy định cụ thể tại Khoản 2, 3 Điều 62 Bộ luật hình sự năm 2015.

    - Bổ sung trường hợp được miễn chấp hành hình phạt còn lại: Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát.

    - Bổ sung quy định về nghĩa vụ dân sự trong trường hợp được  miễn chấp hành hình phạt: Người được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.

     

    Điều 58. Giảm mức hình phạt đã tuyên

    1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

    Người bị kết án phạt tù, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

    Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống, mười hai năm đối với tù chung thân.

    2. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.

    3. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống ba mươi năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là hai mươi năm.

    4. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc hai mươi năm nếu là tù chung thân

    Điều 63. Giảm mức hình phạt đã tuyên

    1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

    Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân.

    2. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên.

    Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm.

    3. Trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã chấp hành được 15 năm tù và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành là 25 năm.

    4. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới ít nghiêm trọng do cố ý, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được một phần hai mức hình phạt chung.

    5. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc trường hợp hình phạt chung là tù chung thân thì việc xét giảm án thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

    6. Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm.

    - Sửa đổi quy định tại Khoản 1 Điều 58 Bộ luật hình sự năm 1999 như sau: Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

    Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân.

    - Bổ sung quy định đối với trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân như sau: “Trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã chấp hành được 15 năm tù và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành là 25 năm”.

    - Bổ sung quy định đối với người đã được giảm một phần hình phạt nhưng lại phạm tội mới ít nghiêm trọng: “Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới ít nghiêm trọng do cố ý, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được một phần hai mức hình phạt chung”.

    - Quy định lại việc áp dụng giảm một phần hình phạt mà phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng: Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc trường hợp hình phạt chung là tù chung thân nêu trên.

    - Bổ sung quy định giảm mức hình phạt đối với người bị kết án tử hình: Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp sau đây thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm:

    + Người đủ 75 tuổi trở lên;

    +  Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

     

     

     

    Điều 66. Tha tù trước thời hạn có điều kiện

    1. Người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Phạm tội lần đầu;

    b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;

    c) Có nơi cư trú rõ ràng;

    d) Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí;

    đ) Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn.

    Trường hợp người phạm tội là người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì phải chấp hành được ít nhất là một phần ba mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn;

    e) Không thuộc một trong các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Không áp dụng quy định của Điều này đối với người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, Điều 299 của Bộ luật này; người bị kết án 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương XIV của Bộ luật này do cố ý hoặc người bị kết án 07 năm tù trở lên đối với một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 248, 251 và 252 của Bộ luật này;

    b) Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này.

    3. Theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách. Thời gian thử thách bằng thời gian còn lại của hình phạt tù.

    4. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên trong thời gian thử thách, thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đó và buộc họ phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.

    Nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án buộc người đó chấp hành hình phạt của bản án mới và tổng hợp với phần hình phạt tù chưa chấp hành của bản án trước theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

    5. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đã chấp hành được ít nhất là một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

     

    Đây là quy định mới được đề cập tại Bộ luật hình sự năm 2015

     

    Điều 61. Hoãn chấp hành hình phạt tù 

     1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

    a)  Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

    b)  Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

    c)  Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm,  trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;

    d)  Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm.

     2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại phạm tội mới, thì  Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.

     

    Điều 62. Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

    1. Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 61 của  Bộ luật này, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

    2. Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù.

     

    Điều 67. Hoãn chấp hành hình phạt tù

    1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

    a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

    b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

    c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

    2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

     

    Điều 68. Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

    1. Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Bộ luật này, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

    2. Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù.

     

     

     

    Chương IX
    Xóa án tích

    Chương X

    XÓA ÁN TÍCH

     

     

    Điều 63. Xóa án tích

    Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 64 đến Điều 67 của Bộ luật này.

    Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án và được Tòa án cấp giấy chứng nhận.

    Điều 69. Xóa án tích

    1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.

    Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

    2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.

    - Bãi bỏ quy định cấp Giấy chứng nhận khi được Tòa án xóa án tích.

    - Bổ sung quy định sau: “Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích”.

     

    Điều 64. Đương nhiên được xóa án tích

    Những người sau đây đương nhiên được xóa án tích:

    1. Người được miễn hình phạt.

    2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

    a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

    b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;

    c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;

    d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.

    Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích

    1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

    2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

    a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

    b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

    c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

    d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

    Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

    3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.

    4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.

     

     

    - Bỏ trường hợp đương nhiên được xóa án tích đối với người được miễn hình phạt.

    - Sửa đổi lại nội dung quy định người bị kết án đương nhiên được xóa án tích. Được quy định cụ thể tại Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017.

    - Bổ sung quy định: Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định đương nhiên được xóa án tích.

     

    Điều 65. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án

    1. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với những người đã bị kết án về các tội được quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án, trong các trường hợp sau đây:

    a) Đã bị phạt tù đến ba năm mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;

    b) Đã bị phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;

    c) Đã bị phạt tù trên mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn mười năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.

    2. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu phải chờ một năm sau mới được xin xóa án tích. Nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi thì phải sau hai năm mới được xin xóa án tích.

    Điều 71. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án

    1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

    a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

    b) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

    c) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

    d) 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

    Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

    3. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích..

     

    - Quy định lại nội dung xóa án tích theo quyết định của Tòa án. Được quy định lại tại Khoản 1 Điều 71 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017.

    - Bổ sung quy định: Người bị kết án được Tòa án quyết định xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 quy định.

     

    Điều 67. Cách tính thời hạn để xóa án tích

    1. Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.

    2. Nếu chưa được xóa án tích mà phạm tội mới, thì thời hạn để xóa án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.

    3. Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án.

    4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.

    Điều 73. Cách tính thời hạn để xóa án tích

    1. Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.

    2. Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành.

    3. Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người đó.

    4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.

     

    - Sửa đổi quy định về xóa án tích trong trường hợp chưa được xóa án tích trong trường hợp chưa được xóa mà phạm tội mới: “Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành”.

    - Bổ sung quy định sau: “Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người đó”.

     

    PHẦN TỘI PHẠM

     

     

    Điều 90. Tội chống phá trại giam

    1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá trại giam, tổ chức vượt trại giam, đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải hoặc trốn trại giam, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    Điều 119. Tội chống phá cơ sở giam giữ

    1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá cơ sở giam giữ, tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc trốn khỏi cơ sở giam giữ, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

    2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

    3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

     

    - Đổi tên thành “Tội chống phá cơ sở giam giữ”

    - Bổ sung mức phạt đối với người chuẩn bị phạm tội: Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

     

    Chương XXII
    Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp

    (23 Điều)

    Chương XXIV

    CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

    (25 Điều)

     

     

    Điều 292.  Khái  niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp 

    Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của  các  cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

    Điều 367. Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp

    Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án.

     

     

     

    Điều 293.  Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội 

    1.  Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ một năm đến  năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ  ba năm đến mười năm:

    a) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng;

    b ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

    Điều 368. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội

    1. Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    b) Đối với 02 người đến 05 người;

    c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

    d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    đ) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

    e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Đối với 06 người trở lên;

    b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    d) Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

     

    Điều 294.  Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội 

    1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng;

    b) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

     

    Điều 369. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội

    1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;

    b) Đối với 02 người đến 05 người;

    c) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bỏ trốn hoặc thực hiện hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

    d) Dẫn đến việc người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trả thù người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị hại, nhân chứng;

    đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

    a) Đối với 06 người trở lên;

    b) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    c) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    d) Làm người bị hại tự sát.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

     

    Điều 295.  Tội ra bản án trái pháp luật 

    1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

     

    Điều 370. Tội ra bản án trái pháp luật

    1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

    c) Kết án oan người vô tội về tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;

    d) Bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; người phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng;

    đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    e) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

    g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Kết án oan người vô tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    b) Bỏ lọt tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

    c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    d) Dẫn đến bị cáo, người bị hại, đương sự tự sát;

    đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

     

    Điều 296.  Tội ra quyết định trái pháp luật

    1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ  nhất định từ một năm đến năm năm.

     

    Điều 371. Tội ra quyết định trái pháp luật

    1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 368, 369, 370, 377 và 378 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

    d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

    e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

    a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Dẫn đến người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự tự sát;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

     

    Điều 297.  Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật 

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt  khác;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

     

    Điều 372. Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;

    c) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

    đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội;

    b) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

     

    Điều 298.  Tội dùng nhục hình 

    1. Người nào dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

     

    Điều 373. Tội dùng nhục hình

    1. Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Đối với 02 người trở lên;

    c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

    d) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

    đ) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khoẻ cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khoẻ cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Làm người bị nhục hình tự sát.

    4. Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

    5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

     

    Điều 299.  Tội bức cung 

    1. Người nào tiến hành điều tra, truy tố,  xét xử mà bằng các thủ đoạn trái pháp luật buộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ  nhất định từ một năm đến năm năm.

     

    Điều 374. Tội bức cung

    1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Đối với 02 người trở lên;

    c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

    d) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung;

    đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

    e) Dẫn đến làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;

    g) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

    a) Làm người bị bức cung tự sát;

    b) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Làm người bị bức cung chết;

    b) Dẫn đến làm oan người vô tội;

    c) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.

     

     

    Điều 300.  Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án 

    1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

     

    Điều 375. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc

    1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc hoặc bằng thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;

    c) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội;

    b) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự tự sát;

    c) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

     

    Điều 301.  Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn 

    1. Người nào trực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ  mà thiếu trách nhiệm để người đó trốn gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt  cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt  tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội để người bị giam, giữ về một tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trốn hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ  nhất định từ một năm đến năm năm.

     

    Điều 376. Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn

    1. Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về quản lý, canh gác, áp giải để người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng trốn thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Làm vụ án bị tạm đình chỉ;

    b) Người bỏ trốn trả thù người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;

    c) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Làm vụ án bị đình chỉ;

    b) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;

    c) Để từ 02 người đến 05 người bỏ trốn;

    d) Để người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng bỏ trốn;

    đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    b) Để 06 người trở lên bỏ trốn;

    c) Để người thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bỏ trốn.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

     

    Điều 302.  Tội tha trái pháp luật người đang bị  giam, giữ

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật người đang bị giam, giữ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội tha trái pháp luật người đang bị giam, giữ về tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ  nhất định từ một năm đến năm năm.

     

    Điều 378. Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    b) Người được tha trái pháp luật bỏ trốn hoặc có hành vi cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

    c) Người được tha trái pháp luật trả thù người người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;

    d) Tha trái pháp luật từ 02 người đến 05 người.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Tha trái pháp luật 06 người trở lên;

    b) Người được tha trái pháp luật thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

     

    Điều 303.  Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người  trái pháp luật 

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn không ra quyết định hoặc không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp  luật, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

     

    Điều 377. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;

    b) Ra lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật;

    c) Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;

    d) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành;

    đ) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Giam, giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người;

    b) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật bị tổn hại về sức khoẻ với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    c) Làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

    d) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

    a) Giam, giữ trái pháp luật 06 người trở lên;

    b) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật tổn hại về sức khoẻ với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc chết;

    c) Làm người bị giam, giữ tự sát;

    d) Làm gia đình người bị giam, giữ ly tán.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

     

    Điều 305.  Tội không thi hành án

    1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

     

     

     

     

    Điều 379. Tội không thi hành án

    1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

    b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;

    c) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;

    d) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

    c) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    b) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.

    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

     

    Điều 304.  Tội không chấp hành án 

    Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

     

    Điều 380. Tội không chấp hành án

    1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

    a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;

    b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

    c) Tẩu tán tài sản.

    3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

     

     

    Điều 306.  Tội cản trở việc thi hành án 

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

     

    Điều 381. Tội cản trở việc thi hành án

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;

    b) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;

    c) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm;

    c) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;

    d) Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên.

    3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

     

    Điều 307.  Tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật 

    1. Người giám định, người phiên dịch, người làm chứng nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến  một  năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Điều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối

    1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

     

    Điều 308.  Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu 

    1. Người nào từ chối khai báo nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 của Bộ luật này hoặc trốn tránh việc khai báo, việc kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

    2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Điều 383. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu

    1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

    2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

     

    Điều 309.  Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật 

    1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, người giám định kết luận gian dối, người  phiên dịch dịch xuyên tạc, thì  bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến  ba năm .

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn nguy hiểm khác;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

    Điều 384. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu

    1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.

     

     

    Điều 310.  Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản 

    1. Người nào được giao giữ tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong mà có một trong các  hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Phá huỷ niêm phong;

    b) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc huỷ hoại tài sản bị kê biên;

    c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

     

    Điều 385. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản

    1. Người nào được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Phá huỷ niêm phong, giải tỏa việc phong tỏa tài khoản mà không có quyết định của người có thẩm quyền;

    b) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc huỷ hoại tài sản bị kê biên.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;

    b) Dẫn đến bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 100.000.000 đồng trở lên.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

     

    Điều 311.  Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử 

    1. Người nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a ) Có tổ chức;

    b ) Dùng  vũ lực đối với người canh gác hoặc người dẫn giải.

    Điều 386. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử

    1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.

     

     

     

    Điều 312.  Tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử

    1. Người nào đánh tháo người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 90 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm :

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người dẫn giải;

    d) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình;

    đ) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

    Điều 387. Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù

    1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;

    d) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

     

     

     

    Điều 388. Tội vi phạm quy định về giam giữ

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định của pháp luật về giam giữ, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ;

    b) Không có trách nhiệm mà đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân hoặc phương tiện ghi âm, ghi hình trong cơ sở giam giữ.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

    d) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm cư trú từ 01 năm đến 03 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 03 năm.

    Điều luật mới

     

    Điều 313.  Tội che giấu tội phạm

    1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc  phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

    - Các điều từ Điều 78 đến Điều 91 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

    - Điều 93 (tội giết người); Điều 111, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 112 (tội hiếp dâm trẻ em); Điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ em); Điều 116, các khoản 2 và 3 (tội dâm ô đối với trẻ em); Điều 119, khoản 2 (tội mua bán người);

    - Điều 120 (tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em);

    - Điều 133 (tội cướp tài sản); Điều 134 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 138, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 139, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 140, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 143, các khoản 2, 3 và 4 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

    - Điều 153, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 154, khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới); Điều 155, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm); Điều 156, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 157 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 158, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 160, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 165, các khoản 2 và 3 (tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 166, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 179, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng); Điều 180 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả); Điều 181 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 189, các khoản 2 và 3 (tội huỷ hoại rừng);

    - Điều 193 (tội sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 194 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý); Điều 195 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 196, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 197 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 198 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 200 (tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 201, các khoản 2, 3 và 4 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác);

    - Điều 206, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 221 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ); Điều 230 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 230a (tội khủng bố); Điều 231 (tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 232, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 236, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ); Điều 238, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán  trái phép chất cháy, chất độc);

    - Điều 256, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người chưa thành niên);

    - Điều 278, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 279, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 280, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 281, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 282, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 283, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 284, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 289, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 290, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);

    - Điều 311 khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử);

    - Các điều từ Điều 341 đến Điều 344 về các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

    2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. (Sửa đổi theo Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 và Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009).

    Điều 389. Tội che giấu tội phạm

    1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

    a) Các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;

    b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;

    c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;

    d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;

    đ) Khoản 2 và khoản 3 Điều 243;

    e) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;

    g) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;

    h) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365;

    i) Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386;

    k) Các điều 421, 422, 423, 424 và 425.

    2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

     

     

     

    Điều 314.  Tội không tố giác tội phạm 

    1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

    Điều 390. Tội không tố giác tội phạm

    1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

     

     

     

     

    Điều 391. Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp

    1. Người nào tại phiên tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

    a) Dẫn đến phải dừng phiên tòa, phiên họp;

    b) Hành hung Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật này.”.

    140. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 410 như sau:

    “1. Người nào không chấp hành quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

    a) Làm người được bảo vệ, hộ tống bị tổn thương cơ thể;

    b) Làm hư hỏng phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Làm người được bảo vệ, hộ tống chết;

    b) Làm mất phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự;

    c) Trong chiến đấu;

    d) Trong khu vực có chiến sự;

    đ) Lôi kéo người khác phạm tội;

    e) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;

    g) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

    Điều luật mới

     

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    hoangxuanthinh (24/03/2018) dieudanluathuyen (10/09/2018) minhcam1 (22/01/2019)
  • #506357   31/10/2018

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 87 lần


    Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại

    Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật dân sự 2015 thi: Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

    Pháp nhân thương mại sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện sau:

    - Chủ thể: chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải là pháp nhân thương mại. Trường hợp pháp nhân đó là pháp nhân phi thương mại (Khoản 1 Điều 76 BLDS 2015) thì sẽ không bị truy cứu TNHS.

    - Hành vi:

    + Hành vi do pháp nhân thương mại thực hiện phải là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. 

    + Hành vi phạm tội được thực hiện phải nhân danh pháp nhân: có thể là hành vi của người thuộc biên chế của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ do pháp nhân giao hoặc người được pháp nhân ký hợp đồng ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ mà những nhiệm vụ đó thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại

    + Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại: hành vi của người được giao thực hiện nhiệm vụ phải liên quan trực tiếp đến quyền lợi của pháp nhân thương mại.

    + Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại: Hành vi phạm tội của một hoặc một số người phải có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Sự chỉ đạo điều hành là sự chỉ đạo của những người đứng đầu hoặc của một tập thể pháp nhân thương mại như: Giám đốc, Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của công ty.

    + Hành vi phạm tội thực hiện chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 27 Bộ Luật hình sự 2015

    Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

    ...

    2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
     
    a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
     
    b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
     
    c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
     
    d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
     
    3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
     
    Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

    - Lỗi của pháp nhân thương mại: lỗi cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự, dựa trên nhận thức và ý chí của chủ thể thực hiện hành vi đó.

    Kết quả hình ảnh cho pháp nhân thương mại bị truy cứu tnhs với những tội nào

     

    Pháp nhân thương mại tuy là chủ thể của tội phạm, nhưng không phải là chủ thể của tất cả các tội phạm quy định trong BLHS, mà chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự một số tội phạm có liên quan trực tiếp đến hoạt động của pháp nhân thương mại.

    Pháp nhân thương mại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm quy định tại các Điều từ Điều 188 đến Điều 196, Điều 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 300, 324 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi tại Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017

    Như vậy, có tổng cộng 33 tội danh pháp nhân thương mại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #506665   04/11/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Cảm ơn bạn đã tổng hợp một bài viết cụ thể và hệ thống như vậy. Bộ luật hình sự mới có nhiều điểm tiến bộ và bên cạnh đó tồn tại không ít bất cập. Có một điểm mình rất thích ở BLHS mới đó là thêm vào điều khoản về vượt quá phạm vi ủy thác trong đồng phạm. Theo đó nếu người đồng phạm là người thực hành mà thực hiện hành vi vượt quá thỏa thuận thì những người đồng phạm khác sẽ không chịu trách nhiệm đối với phần vượt quá thỏa thuận.

     
    Báo quản trị |