Sử dụng tên nhãn hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý “ảo” bị phạt thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #616383 14/09/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1111)
    Số điểm: 18278
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 383 lần


    Sử dụng tên nhãn hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý “ảo” bị phạt thế nào?

    Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng bằng cách gắn những địa danh nổi tiếng lên sản phẩm của mình, dù thực tế nguồn gốc sản phẩm hoàn toàn khác. 

    (1) Sử dụng tên nhãn hiệu gắn với địa lý “ảo” để đóng gói hàng hóa

    Sử dụng tên nhãn hiệu gắn với địa lý “ảo” là việc dán tên nhãn hiệu, logo có gắn với một khu vực địa lý nhưng sản phẩm, hàng hóa lại không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.

    Thời gian gần đây, có thông tin nhiều vựa khoai tây tại Lâm Đồng nhập khoai tây Trung Quốc sau đó trộn với đất, đóng thùng và dán nhãn hiệu khoai tây Đà Lạt rồi phân phối ra thị trường. Có thể dễ dàng nhận ra đây là một hành vi vi phạm pháp luật, nhưng pháp luật quy định cụ thể thế nào?

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:

    - Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

    - Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;

    - Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;

    - Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.

    Như vậy, hành vi sử dụng logo, nhãn hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó nhằm làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý, và hành vi này bị pháp luật về sở hữu trí tuệ nghiêm cấm thực hiện.

    (2) Sử dụng tên nhãn hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý “ảo” bị phạt thế nào?

    Người thực hiện hành vi sử dụng tên nhãn hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý “ảo” có thể bị xử phạt hành chính, nếu hành vi cấu thành tội thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

    Xử phạt hành chính:

    Theo Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:

    - Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;

    - Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện các hành vi kể trên.

    Theo đó, giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm càng cao thì mức tiền phạt càng tăng, cao nhất lên đến 250 triệu đồng.

    Cùng với đó là bị áp dụng biện pháp khắc phục như: 

    - Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm;

    - Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện, tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm;

    - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

    Truy cứu trách nhiệm hình sự:

    Theo quy định tại Điều 226 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý mà thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

    - Có quy mô thương mại.

    - Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

    - Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    - Hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    Bên cạnh đó, người phạm tội sẽ phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp như: 

    - Có tổ chức;

    - Phạm tội 02 lần trở lên;

    - Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

    - Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên

    Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Ngoài ra, đối với pháp nhân khi phạm tội này sẽ bị phạt tiền từ thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng, tối đa lên đến 5 tỷ đồng. Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

     
    74 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận