Sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ, nát thực hiện thủ tục mua bán, thế chấp đất có bị cấm?

Chủ đề   RSS   
  • #601928 19/04/2023

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (852)
    Số điểm: 7302
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ, nát thực hiện thủ tục mua bán, thế chấp đất có bị cấm?

    Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.) là loại giấy tờ rất quan trọng và không thể thiếu trong các giao dịch liên quan đến đất đai. Trong trường hợp giữ không cẩn thận để sổ đỏ bị cũ, nát thì khi thực hiện các giao dịch đất đai chuyển nhượng (mua bán), thế chấp quyền sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thể xem việc cũ nát có ảnh hưởng đến nội dung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không.

    Nếu vẫn còn sử dụng được thì có thể được chấp nhận, còn trong trường hợp GCN không thể hiện rõ những nội dung cần thiết thì các cơ quan, tổ chức có thể từ chối thực hiện các thủ tục liên quan đến GCN đó.

    Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất

    Theo Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện để thực hiện quyền chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất

    -Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    +Có Giấy chứng nhận;

    +Đất không có tranh chấp;

    +Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    +Trong thời hạn sử dụng đất.

    -Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật đất đai 2013

    -Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

    Như vậy, pháp luật không quy định sổ đỏ cũ nát thì không được thực hiện thế chấp. Theo đó, việc thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn sẽ dựa vào ý chí của hai bên, cho nên nếu sổ đỏ bị cũ nát mà thông tin chưa rõ ràng thì ngân hàng có quyền từ chối việc giao kết hợp đồng tín dụng nhằm bảo đảm an toàn.

    Trong trường hợp cần thiết, cần đến cơ quan có thẩm quyền để cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bị cũ, nát theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

    Hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT gồm có:

    Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận ;

    Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

    Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.

    Như vậy, khi sổ đỏ bị cũ nát có thể gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu cấp đổi.

    Thời gian thực hiện thủ tục cấp đổi sổ đỏ

    Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP là không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

    Vậy không có quy định nào cấm sử dụng sổ đỏ cũ, nát để mua bán, thế chấp. Do đó, việc mua bán, thế chấp dựa vào ý chí của các bên, nếu các bên đồng ý giao kết thì sau đó mới đến bước thực hiện các thủ tục tại cơ quan Nhà nước, CQNN có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận nên để việc mua bán, thế chấp được nhanh chóng thì nên đi cấp đổi khi phát hiện sổ bị cũ, nát trước khi thực hiện giao dịch.

     
    353 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hong312 vì bài viết hữu ích
    admin (09/05/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận