Sự chuyên nghiệp khi xử lý các tình huống của CSGT, liệu còn hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #408907 07/12/2015

    tieuthong

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2015
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


    Sự chuyên nghiệp khi xử lý các tình huống của CSGT, liệu còn hay không?

    Gần đây, trên các trang mạng xã hội cũng như là các trang báo đã đăng một video quay cảnh một cảnh sát giao thông ôm chân người tài xế, leo lên cabin rút chìa khóa và chạy đi sau một hồi xô xát. Nhiều người nhận định đây là một hình ảnh phản cảm của người thi hành công vụ ở nước ta. Riêng bản thân tôi có nhiều suy nghĩ khác nhau về vấn đề này nên tôi sẽ trình bày cùng các bạn một vài khía cạnh mà tôi đã nhìn nhận được.

     

     

     

    Tôi xin mạn phép sử dụng một vài tóm tắt của báo chí trước khi nêu ra quan điểm của mình:

     

    Chuyện xảy ra cách đây 1 tuần. Vào ngày 30/11 vừa rồi, trên QL 1 (đoạn qua khu du lịch Suối Tiên, P.Tân Phú, Q.9) đã xảy ra một vụ xô xát giữa tài xế Toàn và thượng úy Võ Văn Thoại thuộc Đội CSGT Rạch Chiếc (Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67)), khiến cả hai bị rách áo, đứt nút và xây xát ở phần ngực. Nhận tin báo, Công an P.Tân Phú có mặt và mời hai bên cùng phương tiện về làm việc.

     

    Vậy lời khai hai bên như thế nào? Chúng ta cùng nhìn nhận thử:

     

    Theo lời khai ban đầu, thượng úy Thoại cho biết trong lúc tuần tra thì phát hiện ông Toàn điều khiển xe tải BKS 77C- 009.41 đi không đúng vạch đường nên ra tín hiệu dừng xe nhưng ông Toàn không chấp hành và lái xe bỏ đi. Sau khi truy đuổi, chặn được đầu xe thì ông Toàn chửi bới và lao vào tấn công CSGT.

     

    Còn theo tài xế Toàn, vì không vi phạm lỗi gì nên ông không xuất trình giấy tờ cho CSGT. Sau đó, ông bị CSGT đánh vào hông nên sợ quá mới lái xe bỏ chạy. Bà N.V.B (người chứng kiến vụ việc) cho biết: “Tôi đang đi trên đường thấy CSGT dùng mô tô đuổi theo chiếc xe tải. Khi xe tải dừng lại, tài xế xuống xe lớn tiếng chửi CSGT rồi hai bên cầm áo giằng co qua lại. Sau đó, CSGT leo lên cabin xe tải ngồi”.

     

    Từ lời khai trên, chiếu theo pháp luật thì chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề theo các quy định sau đây:

     

    Đối với Cảnh sát giao thông đường bộ: Theo Thông tư số 65/2012/TT-BCA quy định CSGT đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an được dừng phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát.

     

    Bên cạnh đó, theo Điều 10 Thông tư 45/2015/TT-BCA quy định về biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, CSGT phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ và xuất trình khi có yêu cầu, phải đeo biển hiệu...

     

    Như vậy, kể từ ngày 01/01 chỉ những CSGT đã được cấp giấy chứng nhận theo mẫu mới mới được quyền dừng phương tiện tham gia giao thông để kiểm tra giấy tờ và xử lý vi phạm.

     

    Điều 15, Thông tư số 02/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định thanh tra viên, công chức thanh tra được phép dừng phương tiện đường bộ trong các trường hợp sau: Buộc chấm dứt hành vi vi phạm theo quy định tại điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính; khi phát hiện phương tiện có các dấu hiệu: vượt quá tải trọng cho phép của cầu/ đường bộ, vượt khổ giới hạn cho phép của cầu/ đường bộ, xe bánh xích lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường theo quy định, đổ đất và vật liệu xây dựng hay các phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc vào hành lang an toàn đường bộ.

     

    Việc kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu được tiến hành trong các trường hợp sau:

     

    - Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;

    - Khi có căn cứ để cho rằng trong người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, nếu không khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy;

    - Khi phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị truy tìm.

     

    Tuần tra, kiểm soát công khai thì CSCĐ phải sử dụng phù hiệu, trang phục theo quy định và có thể chọn hình thức:

     

    - Tuần tra, kiểm soát cơ động;

    - Kiểm soát tại điểm, chốt: phải có kế hoạch, phương án được người có thẩm quyền phê duyệt.

     

    Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp hóa trang (mặc thường phục) chỉ được thực hiện trong các trường hợp:

     

    - Phục vụ công tác phòng chống tội, phạm khi có yêu cầu;

    - Khi có diễn biến phức tạp về an ninh trật tự;

    Việc thực hiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp hóa trang phải có kế hoạch, phương án được Tư lệnh CSCĐ, Giám đốc Công an tỉnh phê duyệt.

     

    Hiệu lệnh thực hiện kiểm soát Hiệu lệnh thực hiện kiểm soát của Cảnh sát cơ động được thực hiện bằng các hình thức sau:

    - Bằng tay, gậy chỉ huy được sử dụng khi cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động tuần tra, kiểm soát công khai cơ động bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ.

    - Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra được sử dụng khi tuần tra, kiểm soát ban ngày trên phương tiện giao thông.

    - Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, Barie hoặc rào chắn được sử dụng khi tuần tra, kiểm soát trên khu vực, địa bàn, tuyến mục tiêu phức tạp về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

     

    Thông tư 58/2015/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 20/12/2015.

     

    Từ những quy định mà tôi vừa nêu ra ở trên, thiết nghĩ bạn đã có được một vài nhận định về hành vi của vị cảnh sát giao thông mà báo chí đã đưa tin vừa qua. Tôi xin được nêu lên một vài ý kiến của mình như sau:

     

    Thứ nhất, nhìn hành vi của vị cảnh sát này, tôi cảm thấy nó phản cảm quá. Không biết trong trường đào tạo có bài nghiệp vụ nào day ôm chân người vi phạm không? Tới giờ sau khi xem clip nhiều lần, tôi vẫn không thể hiểu tại sao anh CSGT lại có hành động này, đây là hành động thể hiện sự yếu đuối và bất lực của một người thi hành công vụ!

     

    Thứ hai, chả ai dại dột gì mà đi gây sự với cảnh sát giao thông. Có một câu nói vui rằng:” Chỉ có điên mới đi gây sự với máy cán bộ CSGT.” Qủa thật vậy vì hành động chống lại người thi hành công vụ giống như là “lấy trứng choi đá” vậy, liệu phần thắng thuộc về ai?

     

    Thứ ba, thật quá dễ nếu CSGT thượng úy Võ Văn Thoại có bằng chứng vi phạm của tài xế thì sau khi dừng xe theo hiệu lệnh mà tài xế không dừng là sai, còn nếu đến bây giờ vẫn không đưa ra được bằng chứng mà chỉ nói bằng miệng thì rõ ràng là CSGT sai vì chưa hề có bằng chứng buộc tội mà anh ta đã có hành động gây cản trở giao thông như vậy.

     

    Hãy thả tài xế ra cho người ta về đi làm nuôi vợ con, một lời xin lỗi cũng đủ rồi. Nhìn cảnh anh CSGT ôm chân anh tài xế, tôi thấy làm sao ấy, nó vừa bất lực vừa thể hiện sự không chuyên nghiệp trong nghiệp vụ cảnh sát.

     

    Thứ tư, lực lượng thi hành công vụ có đầy đủ công cụ pháp lý và chế tài để xử lý vi phạm thì không việc gì phải giằng co với người vi phạm hoặc rút chìa khóa xe vì sợ họ bỏ chạy. Trong khi làm nhiệm vụ, nhiều cảnh sát GT đã xử lý theo cảm tính nên "cố đuổi" vì xe không dừng (mặc dù lỗi nhỏ) hoặc đặt mục tiêu"phạt" trên mục tiêu cảnh báo, giáo dục.

     

    Một cán bộ Công an được Nhà nước và nhân dân trao quyền mà xử lý công việc thế này thật không thể chấp nhận được. Theo tôi anh công an này còn nhiều cách để xử lý vụ việc này tốt hơn.


    Theo ý tôi thì các cơ quan nhà nước nên có những biện pháp sau đây:

     

    Ngành công an nên xem xét hành vi của CSGT này. Một hành vi không tương xứng với tư cách và phẩm chất người thi hành công vụ. Những gì thấy được qua thước phim, đủ đánh giá những lời tố bị đánh của CSGT này là không trung thực.

     

    Tôi tự hỏi xe mới đâm lên vạch giải phân cách có cần đuổi theo ôm chân bác tài xế không? Nếu xe tải hoảng sợ tăng ga gây tai nạn giao thông CSGT đuổi theo có chịu trách nhiệm không?

     

    Nên chăng quản lý giao thông bằng cách lắp nhiều camera , xe nào vi phạm thì gửi giấy phạt về cho chủ xe , làm như vậy sẽ giảm được nhiều kinh phí trả lương mà quản lý giao thông lại hiệu quả .

    Phẩm chất đạo đức chính trị, năng lực, nghiệp vụ, nhân cách của một CSGT còn thiếu và yếu kém, đề nghị ngành công an (CSGT) phải đào tạo bồi dưỡng đạo đức chính trị, trình độ nghiệp vụ chuyên môn đúng với một ngành vì dân.

     

    Đây là những ý kiến chủ quan của tôi sau khi xem tin tức, mong nhận được ý kiến của mọi người về hiện tượng này.

    Trần Nguyễn Phước Thông - Trường Đại Học Kinh Tế Luật (ĐHQG TPHCM)

    Lớp: K15504 - Luật tài chính-ngân hàng-chứng khoán

    Member of Legal Research And Advisory Club (LRAC - Câu lạc bộ nghiên cứu và tư vấn pháp luật)

    Cộng tác viên của Thư Viện Pháp Luật ( Contributor of LAWSOFT incorporated company)

     
    7488 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận