Sống thử trước khi kết hôn có vi phạm pháp luật không?

Chủ đề   RSS   
  • #585597 22/06/2022

    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Sống thử trước khi kết hôn có vi phạm pháp luật không?

    Hiện nay, việc sống thử đang ngày càng phổ biến và đặc biệt là trong giưới trẻ.Vậy sống thử trước khi đăng ký kết hôn có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?

    Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và các văn bản pháp luật khác không có định nghĩa về việc sống chung giữa nam và nữ. Tuy nhiên, tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định thì nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ, chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Ngoài ra, tại Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ, chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng.

    Như vậy, pháp luật không cấm hai người độc thân sống thử, tuy nhiên cũng không khuyến khích điều này.

    Trong trường hợp, người đang có vợ, có chồng mà sống chung với người khác thì tùy vào mức độ, hành vi, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

    Mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1, 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP:

    “1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

    b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

    c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

    d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

    b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

    c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;

    d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

    đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.”

    Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ/chồng nhưng chung sống như vợ/chồng với người mình biết rõ là đang có vợ/chồng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

    “1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

    b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

    b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

     
    592 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #586433   28/06/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Sống thử trước khi kết hôn có vi phạm pháp luật không?

    Cảm ơn tác giả bởi bài viết hữu ích. Hiện có rất nhiều bạn trẻ hoặc thậm chí là người lớn tuổi hơn sống chung với nhau trước thời kỳ hôn nhân, cho nên mình đồng quan điểm với tác giả là chuyện này pháp luật không cấm tuy nhiên việc gì cũng có lợi ích và hạn chế của nó cho nên theo quan điểm cá nhân mình thì tùy vào nhận thức và góc nhìn của từng cá nhân mà xem xét vấn đề này. Miễn sao không vi phạm đạo đức và pháp luật là được.

     
    Báo quản trị |  
  • #586450   28/06/2022

    Wings88
    Wings88

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:28/06/2022
    Tổng số bài viết (85)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Sống thử trước khi kết hôn có vi phạm pháp luật không?

    Cảm ơn tác giác vì bài viết khá hữu ích, riêng mình thấy sống thử làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của giới trẻ, Tâm lý "không hợp nhau thì bỏ" khiến nhiều bạn trẻ thiếu trách nhiệm với bản thân, người yêu và tình yêu của mình, khiến mối quan hệ trở nên nhạt dần dẫn để cuộc sống vợ chồng trở nên nhàm chán nhanh chống, nếu cả hai không nhận thấy trách nhiệm phải vụ đắp cho mối quan hệ thì sẽ không bền vững và không thể đồng hành cùng nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #586554   28/06/2022

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Sống thử trước khi kết hôn có vi phạm pháp luật không?

    cảm ơn thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ. Hiện nay việc sống cùng nhau trước hôn nhân diễn ra khá phổ biến, thông thường là để cả hai tìm hiểu về nhau rõ hơn, giảm gánh nặng kinh tế,.... Tuy nhiên, giống thông tin bạn đã đề cập đến, pháp luật không ngăn cấm cũng không khuyến khích vấn đề này. Vì vậy, tùy quan điểm, nhận thức mỗi người mà có quyết định phù hợp với bản thân và đối phương, miến không trái với đạo đức và pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #588829   31/07/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Sống thử trước khi kết hôn có vi phạm pháp luật không?

    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Pháp luật hôn nhân bảo vệ các chủ thể trong quan hệ hôn nhân, do đó, nếu việc sống thử xâm hại đến quan hệ hôn nhân thì sẽ bị xử phạt theo quy định. Trong trường hợp sống thử mà không xâm phạm đến quan hệ hôn nhân (2 người độc thân) thì không chịu sự điều chỉnh của luật.

     
    Báo quản trị |