[SỐNG NHỜ LƯƠNG]
Chia sẻ đến các bạn làm nhân sự để biết SỐNG PHẢI NHẪN TÂM hơn với NGƯỜI LAO ĐỘNG và đội ơn NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Kỳ hạn trả lương cho người lao động đã được Quốc hội quy định tại Bộ Luật lao động, được Chính phủ hướng dẫn và ngỡ tưởng như không có gì mới, hết tháng doanh nghiệp tính lương rồi trả lương cho người lao động vào thời điểm mà hai bên thỏa thuận và phù hợp với quy chế tiền lương của doanh nghiệp cũng như các quy định của pháp luật. Thế nhưng có những văn bản hướng dẫn lại làm cho doanh nghiệp lung túng và khó thực hiện.
Như chúng ta đã biết, Điều 95 Bộ luật Lao động 2012 quy định về kỳ hạn trả lương như sau:
“Điều 95. Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.”
Tiếp theo đó, Chính phủ đã có hướng dẫn vấn đề này tại Điều 23, Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015:
“Điều 23. Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng
1. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
2. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng.”
Tuy nhiên, khi hướng dẫn thi hành Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì tại Điều 5 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 23/6/2015 lại quy định:
“Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng theo quy định tại điều 23 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau: (1)#bosung
1. Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả ngay trong tháng mà người lao động làm việc.
2. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng”
Trên thực tể, để có thể trả lương cho người lao động, sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng của tháng doanh nghiệp thường phải thực hiện các công việc sau phục vụ cho việc tính và trả lương:
· Kiểm tra việc chấm công của từng bộ phận, tổng hợp bảng chấm công, chất lương và khối lượng công việc hoàn thành của từng nhân sự..
· Lập bảng tính lương.
· Kiểm tra và duyệt bảng tính lương.
· Làm thủ tục thanh toán lương cho người lao động (tiền mặt hoặc chuyển khoản).
Thời gian để phục vụ các bước công việc trên thông thường phải mất từ 05 đến 10 ngày tùy theo quy mô của doanh nghiệp. Như vậy để có thể trả lương ngay trong tháng mà người lao động làm việc như hướng dẫn của Bộ LĐTBXH là không thể, doanh nghiệp có vắt chân lên cổ mà chạy chắc cũng làm không kịp. Vẫn biết là mục đích của Bộ LĐTBXH là bảo về quyền lợi cho người lao động, tránh trường hợp doanh nghiệp nợ lương và quỵt lương của người lao động, tuy nhiên văn bản hướng dẫn thì phải có tính thực tế và phải bám sát những điều mà Luật và Nghị định quy định.
Hy vọng sẽ có những hướng dẫn thống nhất từ Bộ LĐTBXH để doanh nghiệp không gặp khó.
Bùi Thị Hợp – Vica
________________________
(1)Tôi xin bổ sung vào bản nhận xét trên của tác giả Bùi Thị Hợp đồng thời tôi gắn các lien kết các văn bản tại thư viện phap luật http://thuvienphapluat.vn để các bạn tiện tham khảo đầy đủ hơn
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 4 Điều 14 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015
b) Sửa đổi Khoản 1 Điều 5 như sau:
“1. Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương”.