Sống là quyền hay nghĩa vụ?

Chủ đề   RSS   
  • #257537 25/04/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Sống là quyền hay nghĩa vụ?

    Trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “…tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do…”.

    Tuy nhiên, cách hiểu về “sống” là quyền hay nghĩa vụ thì còn nhiều tranh cải, và có nhiều quan điểm khác nhau:

    Có quan điểm cho rằng: Sống là quyền, mà đã là quyền thì con người có quyền chọn sống hoặc không chọn sống.

    Quan điểm thứ hai cho rằng: Sống là nghĩa vụ, tức là họ buộc phải sống, sống tốt và không được quyền từ bỏ cái sự sống đó.

    Còn quan điểm thứ ba lại cho rằng: Sống vừa là quyền vừa là nghĩa vụ, tức là con người được quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do những cũng phải có nghĩa vụ duy trì sự sống đó.

    Mọi thứ tồn tại trên đời âu cũng có cái lý riêng của nó, bởi vậy tôi không bác bỏ mà chỉ nêu ra quan điểm cá nhân của mình trong bài viết này.

    “QUYỀN” và “NGHĨA VỤ” là hai khái niệm tách bạch nhau, không chồng lấn lên nhau, cụ thể như sau:

    QUYỀN: là cái mà con người ta có và họ được tự quyết sử dụng hay không sử dụng nó.

    NGHĨA VỤ: là điều bắt buộc con người đó phải thực hiện.

    Vì vậy, không có trường hợp vừa là quyền lẫn nghĩa vụ chồng chéo lên nhau, đã là quyền thì không phải là nghĩa vụ và ngược lại.

    Vì thế sống chỉ là quyền hoặc nghĩa vụ.

    Quay lại tuyên ngôn độc lập 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì: “…dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do…”.

    Mặt khác, theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành thì người tự tử không bị coi là hành vi phạm tội và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Bởi vậy, có thể khẳng định sống là quyền.

    Một khi cho rằng sống là quyền thì con người có quyền sống hoặc từ bỏ sự sống đó. Mọi hành vi làm cản trở lại quyền thiêng liêng này là vi phạm quyền con người và chuẩn mực đạo đức xã hội.

    Vì thế, cơ quan lập pháp nên nhìn nhận và xem xét lại quyền sống trong câu chuyện người bị bệnh hiểm nghèo muốn từ bỏ sự sống này.

    Hiện tại pháp luật Việt Nam hạn chế “quyền sống” này của con người, họ không được phép nhờ người khác từ bỏ giúp mình sự sống này. Bởi vậy, khi họ nhờ người khác giúp đỡ mình chấm dứt sự sống, nếu người đó thực hiện thì bị coi là vi phạm pháp luật. Liệu điều này có phù hợp với thực tiễn hay không?

    Một lần nữa lại nhắc đến Bản tuyên ngôn độc lập 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có đề cập “quyền sung sướng”. Vậy sung sướng là gì?

    Sung sướng là một phạm trù trừu tượng mang tính lịch sử và con người. Nghĩa là, trong từng thời kỳ, hoàn cảnh xã hội khác nhau; cũng như tùy thuộc vào mỗi người thì khái niệm sung sướng được hiểu không giống nhau.

    Nên xã hội và pháp luật cần phải tôn trọng và bảo vệ quyền sung sướng của mỗi người. Ai đó xem sự sống đang hiện hữu của mình không tạo nên sự sung suớng cho mình mà thấy rằng việc từ bỏ cái sống đó mới là sung sướng thì họ được quyền đấy.

    Kết luận: Nhà lập pháp nên hợp pháp hóa quyền sống nói chung và quyền sống của những người bị bệnh hiểm nghèo nói riêng để từ đó có chính sách đúng đắn trong Luật An tử của nước nhà.

    Theo nhà bác học Albert Einstein thì: “Không có bóng tối mà chỉ có ánh sáng”. Bởi vậy, theo tôi không có quyền chết, mà là quyền sống trong quyền sống có quyền được sống và quyền từ bỏ sự sống đó. Nên bài viết này không đề cập đến khái niệm “chết”.

    Rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ CỘNG ĐỒNG DÂN LUẬT!

     

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 25/04/2013 08:54:37 CH L
     
    30424 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    clc37d (29/04/2013) khanghailaw (26/04/2013) xBlackEye (26/04/2013) leuhungdz (25/04/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #258321   30/04/2013

    trinhviettiep
    trinhviettiep
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2011
    Tổng số bài viết (136)
    Số điểm: 3510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 45 lần


    Pháp luật hiện hành chưa cho phép "an tử", hành vi tiêm thuốc độc giúp người khác tự sát chắc chắn là phạm pháp!

    Cập nhật bởi trinhviettiep ngày 30/04/2013 05:32:43 CH

    " Học, học nữa, học mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #258504   02/05/2013

    buigiabaoviet
    buigiabaoviet
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2009
    Tổng số bài viết (197)
    Số điểm: 2774
    Cảm ơn: 91
    Được cảm ơn 180 lần


    Trong cuộc sống của con người thì QUYÊN và NGHĨA VỤ luôn đi đôi nhau . Quyền càng lờn thì nghĩa vụ càng nhiều và ngược lại, không thể nói tách bạch riêng ra hoặc QUYỀN hoặc NGHĨA VỤ...Khi con người vừa chào đời là sự sống được bảo vệ tức là có QUYỀN sống.

    Khi lớn lên được thụ hưởng rất nhiều... những cái từ xã hội và Tổ Quốc  đem đến, thì người đã được QUYỀN SỐNG nây có NGHĨA VỤ bảo vệ sự sống của bản thân và tất cả mọi người đang được QUYỀN SỐNG.

    Cái QUYÊN SỐNG mà Bác đã nói trong  Bản tuyên ngôn độc lập, đó là lời kêu gọi của Bác đến Thế giới về một đất nuớc đang bị bọn Đế quốc. đàn áp.  Bác đòi  cái  lại QUYỀN được SỐNG TỰ DO v à ĐỘC LẬP mà Đế quốc đã cướp của dân tộc ta.

    Trong trường đó không có NGHĨA VỤ nên Bác không nói đến... Vì vậy, nếu suy luận từ đò mà cho rằng SỐNG chỉ là cái QUYỀN là không đúng. Từ xưa ông bà ta khi con cháu chết trước cha mẹ là bị đánh roi lên quan tài vì là bất hiếu là không tròn NGHĨA VỤ SỐNG!.

    Email: buigiabaoviet@gmail.com

    DĐ: 01689.612.479

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buigiabaoviet vì bài viết hữu ích
    SAdmin (13/05/2013)
  • #260882   13/05/2013

    duongvannguyen1985
    duongvannguyen1985

    Male
    Sơ sinh

    Tiền Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/03/2013
    Tổng số bài viết (45)
    Số điểm: 325
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Có gì đâu hai chữ "sống" và "chết". Mỗi người đều có quyền sống. Khi họ muốn "chết", họ có quyền chết và trước khi chết họ phải có nghĩa vụ với những người đang sống! 

     

     

     

     

     

     

    Khi tôi còn là hạt bụi, người ta đã dẫm lên người tôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #571031   30/04/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1142)
    Số điểm: 8320
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Sống là quyền hay nghĩa vụ?

    Ý kiến không có trường hợp vừa là quyền lẫn nghĩa vụ chồng chéo lên nhau, đã là quyền thì không phải là nghĩa vụ và ngược lại. Chưa hẳn? Baen chất quyền là sự lựa chọn, mình được sinh ra có phải lựa chọn không? nhưng mình sống trong cộng đồng tuân thủ pháp luật mình phải có nghãi vụ. Như vậy, không nên đặt vấn đề này là quyền hay là nghãi vụ mà thay vào đó là sự măn mắn

     
    Báo quản trị |  
  • #572720   26/06/2021

    Hy vọng những thông tin mà này đã chia sẻ những vấn đề được xem là hữu ích với mọi người. Nội dung hay, ý nghĩa nội người hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ những quan điểm tích cụ để cập nhật những thông tin mới ý nghĩa. Chúc bạn một ngày tốt lành!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #572878   29/06/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (852)
    Số điểm: 7302
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Chào bạn, mình xin đóng góp một chút ý kiến

    Theo mình, không có phân định giữa sống là quyền hay nghĩa vụ mà quyền sống là một quyền tự nhiên, cơ bản của con người được ghi nhận trong các văn kiện cốt lõi của luật nhân quyền quốc tế, mọi người có quyền cố hữu là được sống, quyền này phải được pháp luật bảo vệ, không ai có thể bị tước mạng sống một cách tùy tiện.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #589012   31/07/2022

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (805)
    Số điểm: 5418
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Thực tế hiện nay có những quy định về quyền và nghĩa vụ những không phải cái nào cũng tách bạch, có những quy định về quyền và nghĩa vụ chung trong một đều luật (tức vừa là quyền, cũng vừa là nghĩa vụ). Vậy phải chăng cái chuyện phân định rõ ràng giữa quyền và nghĩa vụ không phải lúc nào cũng được rạch ròi hay không?

     
    Báo quản trị |