Sổ tiết kiệm, sổ cổ đông có để thừa kế được không?

Chủ đề   RSS   
  • #426727 08/06/2016

    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (125)
    Số điểm: 2960
    Cảm ơn: 109
    Được cảm ơn 122 lần
    Lawyer

    Sổ tiết kiệm, sổ cổ đông có để thừa kế được không?

    Tôi có 1 vấn đề đang cần sự tư vấn từ mọi người, vấn đề như sau:

     

    Bố của bạn tôi có 1 sổ tiết kiệm và 1 sổ cổ đông sở hữu cổ phần tại 1 Công ty. Hiện tại, bố bạn ấy muốn viết di chúc để lại những tài sản trên cho bạn ấy thừa kế. Nhưng có vướng mắc như sau: Số tiền trong các sổ này không cố định và sau một thời gian lại đổi sang sổ mới, thậm chí không biết đến lúc mất thì trong các sổ này có còn tiền nữa hay không?

     

    Vậy bố bạn ấy có thể để thừa kế các loại tài sản nêu trên bằng cách lập di chúc hay không? Nếu được thì nội dung di chúc phải viết như thế nào, thủ tục ra sao để di chúc đó là hợp pháp? Mong mọi người có thể tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn!

    When you like your work, every day is a holiday

     
    4283 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #426763   08/06/2016

    VTCoTo
    VTCoTo
    Top 500
    Male
    Chồi

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:27/10/2015
    Tổng số bài viết (206)
    Số điểm: 1408
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 69 lần


    Để giải quyết vấn đề này, có cách như sau:

    - Với cổ phần ghi trong sổ cổ đông: Ông bố chuyển luôn toàn bộ cho người con, sau đó đại diện người con quản lý số cổ phần này, sau này khi chết thì số cổ phần đó vẫn của người con.

    - Với sổ ngân hàng: Thì chỉ có cách làm thủ công đó là cho người con

     

    Hoặc có thể có cách khác, trong di chúc người bố ghi nhận khi chết sẽ để lại toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình cho người con, tuy nhiên cách này thì sẽ có rủi ro bởi Điều 653 BLDS hiện hành có quy định phải ghi rõ di sản vào thời điểm lập di chúc. Tốt nhất cứ ghi những gì đang có tại thời điểm lập di chúc, sau đó kèm thêm dòng: "Và toàn bộ những taì sản khác của tôi khi tôi chết" 

    Lighthouse LAW Co.,ltd

    Tel: 046.2966.777. Email: contact@lighthouselaw.vn. Website: lighthouselaw.vn

    Add: Tầng 5, Green Office, A4D6 KĐT Cầu Giấy, p. Dịch Vọng, q.Cầu Giấy, HN

    Lawyer: Vũ Anh Tuấn

    Hotline: 096.2899.659 Email: lstvtuananh@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #426766   08/06/2016

    truongngoclieu
    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (125)
    Số điểm: 2960
    Cảm ơn: 109
    Được cảm ơn 122 lần
    Lawyer

    VTCoTo viết:

    Để giải quyết vấn đề này, có cách như sau:

    - Với cổ phần ghi trong sổ cổ đông: Ông bố chuyển luôn toàn bộ cho người con, sau đó đại diện người con quản lý số cổ phần này, sau này khi chết thì số cổ phần đó vẫn của người con.

    - Với sổ ngân hàng: Thì chỉ có cách làm thủ công đó là cho người con

     

    Hoặc có thể có cách khác, trong di chúc người bố ghi nhận khi chết sẽ để lại toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình cho người con, tuy nhiên cách này thì sẽ có rủi ro bởi Điều 653 BLDS hiện hành có quy định phải ghi rõ di sản vào thời điểm lập di chúc. Tốt nhất cứ ghi những gì đang có tại thời điểm lập di chúc, sau đó kèm thêm dòng: "Và toàn bộ những taì sản khác của tôi khi tôi chết" 

    Cảm ơn bạn đã tham gia tư vấn cho mình, nhưng theo cách 1 thì không được vì ông bố chỉ muốn để lại những tài sản trên cho người con khi ông mất mà thôi. Còn cách 2 ghi kèm thêm dòng "Và toàn bộ những tài sản khác của tôi khi chết" thì khi mang di chúc đi công chứng, bên công chứng không chứng bởi lẽ bên đó chỉ chứng đối với những tài sản đã liệt kê cụ thể tại thời điểm lập di chúc kèm theo các giấy tờ chứng minh mà thôi.

    Mặc khác ngoài các sổ tiết kiệm, sổ cổ đông, ông bố còn nhiều tài sản khác mà những tài sản này ông chỉ để cho những người con khác, nên nếu kèm câu "Và toàn bộ những tài sản khác của tôi khi chết" cũng không thể hiện đúng ý chí ông bố. 

    When you like your work, every day is a holiday

     
    Báo quản trị |  
  • #426810   09/06/2016

    VTCoTo
    VTCoTo
    Top 500
    Male
    Chồi

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:27/10/2015
    Tổng số bài viết (206)
    Số điểm: 1408
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 69 lần


    Di chúc ko bắt buộc phải công chứng.

    Vậy, ý chí của ông bố muốn để lại tài sản ntn thì cứ ghi rõ trong di chúc là như thế. 

    Ví dụ, tôi sẽ để lại toàn bộ sổ tiết kiệm số...tại...với số tiền hiện nay là....kèm theo tiền lãi và các khoản phát sinh khác từ sổ này trong tương lại cho con trai tôi là....

    Chỉ có như vậy thôi, 

    Lighthouse LAW Co.,ltd

    Tel: 046.2966.777. Email: contact@lighthouselaw.vn. Website: lighthouselaw.vn

    Add: Tầng 5, Green Office, A4D6 KĐT Cầu Giấy, p. Dịch Vọng, q.Cầu Giấy, HN

    Lawyer: Vũ Anh Tuấn

    Hotline: 096.2899.659 Email: lstvtuananh@gmail.com

     
    Báo quản trị |