So sánh phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế GTGT

Chủ đề   RSS   
  • #474801 15/11/2017

    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    So sánh phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế GTGT

    Chào cả nhà, hôm nay mình xin chia sẻ với cả nhà bài so sánh giữa phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế GTGT của doanh nghiệp.

     

     

    Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp

    Phương pháp khấu trừ thuế GTGT

    Đối tượng

    - Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế;

    - Doanh nghiệp mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế;

    - Doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.

    - Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định;

    - Doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí;

    - Doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

    Cách tính

    Số thuế GTGT phải nộp

    =

    Tỷ lệ %

    x

    Doanh thu

    Trong đó, tỷ lệ % của từng hoạt động cụ thể tại Bảng danh mục ngành nghề thuế suất theo tỷ lệ % trên doanh thu (ban hành kèm theo Thông tư 219/2013/TT-BTC)

    Số thuế GTGT phải nộp

    =

    Số thuế GTGT đầu ra

    -

    Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

    Trong đó:

    Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.

    Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định)

    Ưu điểm

    – DN không cần phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ, không cần các hóa đơn GTGT ở đầu vào vì không được khấu trừ thuế.

    – Thuế GTGT được thu trực tiếp trên doanh thu, (tỷ lệ này chỉ từ 1% – 5%, tùy ngành).

    - Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào;

    - Có thể cân đối số thuế GTGT phải đóng bằng cách mua hàng để dự trữ và để xuất dùng...

    - Đối với doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu, có dự án đầu tư thì chỉ sử dụng phương án này thì mới được hoàn thuế.

    Nhược điểm

    – Không được khấu trừ, hoàn thuế  GTGT đầu vào ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ

    - Nhiều quy định, yêu cầu liên quan đến hóa đơn, thuế suất của các hàng hóa, dịch vụ....

    - Yêu cầu chuyên môn về kế toán cao.

    Trên đây là so sánh giữa hai phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp và phương pháp khấu trừ của doanh nghiệp. Mọi người có thể tham khảo để áp dụng lựa chọn hình thức tính thuế tại doanh nghiệp mình.

     
    23915 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận