So sánh lỗi cố ý gián tiếp với lỗi vô ý vì quá tự tin trong luật hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #427141 10/06/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 120 lần


    So sánh lỗi cố ý gián tiếp với lỗi vô ý vì quá tự tin trong luật hình sự

    Lỗi là một trong những căn cứ để tiến hành xử lý hình sự. Tuy nhiên, giữa chúng có những điểm khác biệt nhất định. 

    Bộ luật hình sự chia lỗi thành 4 loại: cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý vì quá tự tin, vô ý do cẩu thả. Việc xác định loại lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội rất quan trọng vì lỗi là một trong những yếu tố để xem xét người đó phạm tội gì và quyết định hình phạt. Do đó, việc tìm hiểu đặc điểm của từng loại lỗi để phân biệt chúng với nhau là một công việc rất cần thiết.

    Về lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin, Bộ luật hình sự quy định như sau:

    Lối cố ý gián tiếp Lỗi vô ý vì quá tự tin

    - Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. 

    Ví dụ: A vì thù ghét B nên đã rủ một nhóm bạn đánh B. Những người này dùng nhiều phương tiện, công cụ khác nhau để đánh B nhằm dạy cho B một bài học. Họ đánh B với tâm lí: đánh chết cũng được mà không chết cũng được. Những người này có lỗi cố ý gián tiếp.

    - Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. 

    Ví dụ: A là bác sĩ muốn áp dụng pháp đồ điều trị mới cho B. Mặc dù biết rằng việc thử nghiệm việc điều trị với B có thể gây ra hậu quả chết người những A cho rằng mình kiểm soát được toàn bộ quá trình điều trị. Tuy nhiên,do phản ứng thuốc, B chết. Trường hợp này, A có lỗi vô ý vì quá tự tin.

    +) Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

     

    +) Về lý trí: Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở việc họ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.

    +) Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra. Nghĩa là hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện mục đích này, người phạm tội chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.

    +) Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Sự không mong muốn này thể hiện ở việc người thực hiện hành vi phạm tội cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc ngăn ngừa được dựa trên sự cân nhắc, phán đoán trước khi thực hiện hành vi. Tuy nhiên hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra và nằm ngoài dự tính của họ.

     

    Như vậy, lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin giống nhau ở chỗ người thực hiện hành vi nguy hại cho xã hội đều nhận thức được hậu quả nguy hại cho xã hại mà hành vi của mình có thể gây ra và đều không mong muốn hậu quả đó xảy ra. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ thì lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin có một điểm khác nhau cơ bản, đó là: ở lỗi cố ý gián tiếp, người thực hiện hành vi chấp nhận khả năng hậu quả xảy ra khi lựa chọn và thực hiện hành vi. Còn ở lỗi vô ý vì quá tự tin, người thực hiện hành vi loại trừ khả năng hậu quả xảy ra và tin rằng hậu quả không xảy ra.

     

    Cập nhật bởi eyestorm ngày 10/06/2016 07:32:15 CH

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    90033 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #427143   10/06/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Lỗi vô ý vì quá tự tin được quy định ở điều khoản nào nhỉ ?

    Thấy mấy bạn học luật hay nói tới mà tìm trong văn bản không thấy có :(

     
    Báo quản trị |  
  • #427167   10/06/2016

    CafePhapLy
    CafePhapLy

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2016
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 566
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 12 lần


    ntdieu viết:

    Lỗi vô ý vì quá tự tin được quy định ở điều khoản nào nhỉ ?

    Thấy mấy bạn học luật hay nói tới mà tìm trong văn bản không thấy có :(

    Chào bạn,

    Theo Khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự 1999:

    "Điều 10. Vô ý phạm tội

    Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

    1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả  nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;"

    Những người học luật gọi trường hợp phạm tội khi thấy trước hành vi có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được là lỗi vô ý do quá tự tin nha bạn.  :)

    Uống cà phê bàn chuyện pháp luật ^^

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn CafePhapLy vì bài viết hữu ích
    ntdieu (11/06/2016)
  • #427204   11/06/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Cám ơn bạn CafePhapLy, khoản 1 điều 10 tôi đã đọc rồi.

    Tuy nhiên điều khoản này nói về "vô ý phạm tội", ý tôi hỏi về điều khoản quy định "vô ý vì quá tự tin" ở văn bản nào ?

     
    Báo quản trị |  
  • #427317   12/06/2016

    CafePhapLy
    CafePhapLy

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2016
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 566
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 12 lần


    ntdieu viết:

    Cám ơn bạn CafePhapLy, khoản 1 điều 10 tôi đã đọc rồi.

    Tuy nhiên điều khoản này nói về "vô ý phạm tội", ý tôi hỏi về điều khoản quy định "vô ý vì quá tự tin" ở văn bản nào ?

    Chào bạn, như mình đã nói bên trên, thì Điều 10 quy định về "vô ý phạm tội" và tại Khoản 1 có đưa ra nguyên nhân dẫn đến việc vô ý phạm tội là người đó tin rằng hậu quả sẽ không xảy ra nên dân học luật sự dụng cụm từ "vô ý vì quá tự tin" đối với hành vi vô ý phạm tội này. Trong văn bản luật không có cụm tự "vô ts vì quá tự tin" nha bạn.

    Uống cà phê bàn chuyện pháp luật ^^

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn CafePhapLy vì bài viết hữu ích
    ntdieu (12/06/2016)
  • #427321   12/06/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Tóm lại là bạn CafePhapLy cũng không giải thích được thắc mắc của tôi, dù sao cũng cám ơn ban

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Luuthimaihuong (23/05/2021)
  • #427345   12/06/2016

    eyestorm
    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 120 lần


    Bạn ntdieu nói đúng rồi, thực tế mình cũng không thấy có điều luật nào quy định về "lỗi vô ý vì quá tự tin" cả, vì cách phân chia lỗi vô ý này không dựa vào quy định của luật.  

    Điều 10 chỉ quy định về "lỗi vô ý" thôi, nhưng trong khoa học pháp lý, căn cứ vào yếu tố lý trí và ý chí, lỗi vô ý được chia thành hai hình thức lỗi vô ý vì quá tự tin (Khoản 1 Điều 10) và lỗi vô ý do cẩu thả (Khoản 2 Điều 10). Cũng có ý kiến cho rằng đây là điểm hạn chế của BLHS 1999 vì quy định này cũng chỉ dừng lại ở việc mô tả các cấu trúc tâm lý của những trường hợp có lỗi vô ý mà không nêu được bản chất chung của chúng. 

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn eyestorm vì bài viết hữu ích
    ntdieu (12/06/2016)
  • #427390   12/06/2016

    tungtranlegal
    tungtranlegal

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2016
    Tổng số bài viết (55)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 15 lần


    Chào mọi người,

    Về lỗi vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin, nếu có sự phân chia như vậy thì có thể cho mình một số ví dụ nhằm làm bật lên sự khác nhau của hai khái niệm này không ? Đọc lên thì thấy rất rõ sự khác biệt, nhưng trong quá trình nghiên cứu, mình thấy có một số tình huống nếu giả sử theo hướng này thì là vô ý vì quá tự tin, nếu lập luận theo hướng khác thì nó lại là vô ý vì cẩu thả. 

    Mong được các bạn giúp đỡ để mình có thêm hiểu biết. Cảm ơn các bạn rất nhiều. 

     
    Báo quản trị |  
  • #543589   14/04/2020

    Itaewon
    Itaewon

    Male
    Sơ sinh

    Kon Tum, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2020
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Hiện tại chỉ có BLHS 2015 quy định chung còn cụ thể sẽ không có vì đây là những khái niệm mang tính nhiều góc độ nên chỉ quy định chung. Khi áp dụng vào thực tế những người có thẩm quyền sẽ dựa khái niệm chung này và áp dụng vào thực tiễn tùy tình huống cụ thể, diễn biến giải quyết vụ án để họ áp dụng một cách linh hoạt, chủ động hợp tình hợp lý chứ nếu có quy định cụ thể sẽ rất chi là máy móc không hợp tình nha.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Itaewon vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/04/2020)