So sánh án lệ Việt Nam và án lệ các nước thuộc hệ thống Common law

Chủ đề   RSS   
  • #405909 10/11/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    So sánh án lệ Việt Nam và án lệ các nước thuộc hệ thống Common law

    >>> So sánh hệ thống pháp luật Common law và Civil law

    >>> Quyết định 220/QĐ-CA công bố 6 án lệ

    Hiện nay, trên thế giới, có 02 hệ thống pháp luật là hệ thống Common law (hệ thống pháp luật Anh Mỹ) và hệ thống Civil law (hệ thống pháp luật Pháp Đức).

    Trong đó, hệ thống Common law chủ yếu sử dụng nguồn luật là án lệ trong xét xử, trái lại, Civil law lại dùng luật thành văn làm nguồn luật trong quá trình xét xử.

    Và Việt Nam có hệ thống pháp luật mang nhiều đặc điểm của hệ thống Civil law. Tuy nhiên, Việt Nam ta không thừa nhận mình thuộc trường phái Common law hay Civil law một cách cụ thể.

    Mới đây, Luật Tòa án nhân dân 2014 có hiệu lực từ ngày 01/6/2015 thừa nhận vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật nước nhà và Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP đã kịp thời được ban hành quy định về trình tự, công bố và áp dụng án lệ.

    so sánh án lệ

    Dưới đây là bảng so sánh án lệ của Việt Nam mình và án lệ của các nước thuộc hệ thống Common law.

     

    Việt Nam

    Các nước thuộc hệ thống common law

    Nguồn luật chủ yếu

    Luật thành văn.

    (Luật được hình thành từ các chế định cụ thể)

    Án lệ.

    (Luật được hình thành từ các vụ việc)

    Vai trò của án lệ

    Án lệ không được xem là nguồn luật cơ bản, bởi lẽ án lệ được đưa ra nhằm làm rõ các quy định pháp luật có cách hiểu khác nhau.

     => Tòa án có trách nhiệm lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, còn việc làm luật thuộc về trách nhiệm của Quốc hội.

    Án lệ được xem là nguồn luật cơ bản và bắt buộc áp dụng trong xét xử.

     

    => Tòa án, đặc biệt là Thẩm phán có vai trò quan trọng trong việc làm luật và hoạch định chính sách.

    Tính bắt buộc áp dụng

    Không bắt buộc áp dụng trong mọi vụ án xét xử.

    Chỉ những vụ án có các tình tiết chưa được quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã có quy định nhưng quy định này được hiểu theo nhiều cách khác nhau mới phải áp dụng.

    Bắt buộc áp dụng trong mọi vụ án xét xử.

    Tiêu chí lựa chọn án lệ

    Để được lựa chọn là án lệ, Tòa án cần phải cân nhắc các bản án đã được xét xử đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

    - Chứa đựng lập luận làm rõ quy định pháp luật có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong vụ việc cụ thể.

    - Có tính chuẩn mực.

    - Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau.

    Không phải khi tòa án xét xử bất kỳ vụ việc nào cũng đều tạo ra án lệ.

    Vụ việc xét xử được xem là án lệ khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

    - Tính mới. Nghĩa là trước đó, chưa có một án lệ nào quy định về vấn đề này.

    Thông thường, trong một vụ việc sẽ có 02 vấn đề là vấn đề sự kiện và vấn đề pháp lý. Trong đó, vấn đề pháp lý nếu chưa có quy định từ trước thì vụ việc này được xét xử và sau đó được công nhận là án lệ.

    - Chứa đựng các nội dung về tình tiết của vụ việc, lý lẽ và lập luận và đáp ứng nguyên tắc tiền lệ.

    Các nội dung án lệ bắt buộc phải có

    - Tên của vụ việc được Toà án giải quyết.

    - Số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ.

    - Từ khoá về những vấn đề pháp lý được giải quyết trong án lệ.

    - Các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Toà án có liên quan đến án lệ.

    - Vấn đề pháp lý có giá trị hướng dẫn xét xử được giải quyết trong án lệ.

    - Tên của vụ án.

    - Năm Tòa án ra phán quyết đối với vụ án.

    - Số tập văn bản của văn bản ghi chép án lệ.

    - Tên viết tắt của văn bản ghi chép.

    - Số thứ tự trang đầu tiên của văn bản ghi chép.

    - Các tình tiết của vụ việc.

    - Lý lẽ hay lập luận.

    - Quyết định của Tòa án.

    Ví dụ: Án lệ Sharif v Azad [1967] 1QB. 605 (CA)

    Là vụ án án mạng tên Sharif kiện Azad, quyết định đưa ra và xuất bản vào năm 1967, tập 1 do Tòa phúc thẩm quyết định sau khi xem xét kháng cáo từ tòa cấp dưới – Tòa nữ hoàng (QB) và được ghi chép vào tập văn bản, bắt đầu từ trang 605.

    Quy trình lựa chọn và công bố

    Bước 1: Rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ.

    Bước 2: Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ.

    Thời gian lấy ý kiến: 02 tháng.

    Trong 01 tháng kể từ ngày hết thời hạn lấy ý kiến, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng tập hợp các ý kiến góp ý, nghiên cứu đánh giá và báo cáo Chánh án xem xét quyết định việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ.

    Bước 3: Hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị tư vấn, Chủ tịch Hội đồng phải cho ý kiến quyết định đề xuất lựa chọn án lệ gửi đến Chánh án Tòa án nhân dân.

    Bước 4: Biểu quyết thông qua án lệ.

    Bước 1: Tòa án có thẩm quyền ban hành án lệ xem xét các bản án của tòa án cấp dưới, đáp ứng các tiêu chí lựa chọn làm án lệ.

    Bước 2: Công bố rộng rãi án lệ trong phương tiện thông tin đại chúng.

    Bước 3: Ghi chép án lệ vào tập văn bản

     

     

    Công bố án lệ

    Án lệ được đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao; được gửi cho các Toà án và được đưa vào Tuyển tập án lệ xuất bản theo định kỳ 12 tháng.

    Áp dụng thường xuyên, liên tục và rộng rãi bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng.

    Hiệu lực áp dụng

    Sau 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc được ghi trong quyết định công bố án lệ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

    Có hiệu lực ngay khi được công bố.

    Nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử

    - Giải quyết các vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý tương tự nhau, đảm bảo các vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý tương tự nhau phải được giải quyết như nhau.

     - Trường hợp áp dụng án lệ, phải viện dẫn số bản án, quyết định được công nhận án lệ.

    - Nếu có sự thay đổi Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH, Nghị định của Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ.

    - Nếu do chuyển biến tình hình mà án lệ không phù hợp thì không áp dụng án lệ mà phải kiến nghị với Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, hủy bỏ.

    => Án lệ càng mới thì giá trị áp dụng càng cao.

    - Tôn trọng nguyên tắc tối cao của Tòa án.

    - Án lệ phải linh hoạt, mềm dẻo…

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    => Án lệ được ban hành càng lâu thì càng có giá trị áp dụng cao.

    Hủy bỏ, thay thế án lệ

    Có 02 trường hợp hủy bỏ, thay thế án lệ:

    - Khi có sự thay đổi về Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh, Nghị định.

    - Do chuyển biến tình hình mà án lệ không còn phù hợp.

    Các trường hợp hủy bỏ, thay thế án lệ:

    - Bảo vệ công lý hoặc phán quyết sai.

    - Trong một số trường hợp đặc biệt…

     

    Qua quá trình nghiên cứu, đề xuất và cuối cùng là thừa nhận án lệ là một nguồn luật trong thực tiễn xét xử, thì việc áp dụng án lệ cũng không tránh khỏi những nhược điểm nhất định. Dẫn chứng một số nhược điểm bên cạnh những ưu điểm:

    Nhược điểm:

    - Cần nâng cao chất lượng quan điểm pháp lý của các Thẩm phán. Các Thẩm phán cần phải nâng cao trình độ của mình, đảm bảo yếu tố tranh luận và đa dạng về lý lẽ khi đưa ra lập luận, mở rộng nguồn tài liệu là cơ sở đưa các lập luận hay lý lẽ để thực hiện các quyết định, cuối cùng là các lập luận này cần phải được đưa vào cộng đồng pháp lý cũng như thực tiễn pháp lý để kiểm nghiệm và bổ sung hoàn chỉnh – điều này đòi hỏi các Thẩm phán cần phải biết lắng nghe, loại bỏ tư tưởng bảo thủ.

    - Án lệ được xem là hình mẫu trong thực tiễn xét xử, nhưng nếu hình mẫu đưa ra không đúng thì liệu việc áp dụng án lệ cho những lần sau có xảy ra oan sai?

    - Trong tương lai, khi án lệ được sử dụng một cách có hiệu quả, thì việc làm đầu tiên của các cơ quan nhà nước là thiết lập một cách có hệ thống việc công bố các bản án. Đã dự liệu được việc này từ trước, nên việc tra cứu bản án online hiện nay đã được tích hợp tại Dân Luật.

    Để tra cứu bản án online, các bạn có thể vào đây để tìm và tải về.

    Ưu điểm:

    - Nhằm giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra trên thực tế nhưng chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể hoặc có quy định nhưng lại có nhiều cách hiểu khác nhau.

    - Việc lựa chọn tốt các án lệ, sẽ là tiền đề cho các vụ việc sau này khi xét xử, tránh được tình trạng oan sai.

    - Tạo ra sự bình đẳng, minh bạch, công khai trong hoạt động xét xử.

    - Việc thừa nhận án lệ cũng là một điểm lợi cho các Thẩm phán khi xét xử, chỉ cần xem xét đối chiếu để đưa ra phán quyết, tráng trường hợp mỗi người nhìn nhận, đánh giá vấn đề một kiểu dẫn đến trong dự luận xã hội cho rằng việc xét xử này không bình đẳng.

     
    46450 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    nitran131 (04/11/2017) thuongmm (20/10/2017) vananhnt19 (31/05/2017) Virtue (25/04/2016) nguyenthuyphuonghlu (25/04/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận