Số lần phun khử trùng môi trường ổ dịch bạch hầu - nhà bệnh nhân là bao nhiêu?

Chủ đề   RSS   
  • #613989 12/07/2024

    phanthanhthao0301

    Sơ sinh

    Vietnam --> Gia Lai
    Tham gia:10/11/2023
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Số lần phun khử trùng môi trường ổ dịch bạch hầu - nhà bệnh nhân là bao nhiêu?

    Số lần phun khử trùng môi trường ổ dịch bạch hầu - nhà bệnh nhân là bao nhiêu? Ổ dịch bạch hầu được xác định là kết thúc khi nào? Bệnh bạch hầu là gì?

    Số lần phun khử trùng môi trường ổ dịch bạch hầu - nhà bệnh nhân là bao nhiêu?

    Ổ dịch bạch hầu được định nghĩa tại Mục 2 Phần II Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu được ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành là một nơi (thôn, xóm, đội/tổ dân phố/ấp/khóm/đơn vị…) ghi nhận từ 01 ca bệnh xác định trở lên.

    Theo quy định Mục 6 Phần IV Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu được ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành về khử trùng và xử lý môi trường ổ dịch bạch hầu:

    Theo đó, nhà bệnh nhân và các hộ liền kề xung quanh; nhà trẻ, lớp học, cơ quan, đơn vị … nơi có liên quan đến bệnh nhân phải được khử trùng bằng cách lau hoặc phun nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà với dung dịch khử trùng có chứa 0,1% clo hoạt tính. Phun khử trùng các khu vực khác như khu bếp, nhà vệ sinh, xung quanh nhà …bằng dung dịch khử trùng chứa 0,1% clo hoạt tính. Phun vừa đủ ướt bề mặt cần xử lý.

    Số lần phun khử trùng môi trường ổ dịch bạch hầu sẽ căn cứ vào tình trạng ô nhiễm thực tế tại ổ dịch để quyết định.

    Như vậy, số lần phun khử trùng môi trường ổ dịch bạch hầu - nhà bệnh nhân và các hộ liền kề xung quanh sẽ căn cứ vào tình trạng ô nhiễm thực tế tại ổ dịch để quyết định.

    Ngoài ra, việc khử trùng và xử lý môi trường ổ dịch bạch hầu còn bao gồm các hoạt động sau:

    (1) Quần áo, chăn, màn, ga, gối, đệm của bệnh nhân cần đem phơi dưới ánh nắng mặt trời. Bát, đũa, thìa cốc, đồ chơi của bệnh nhân phải dùng riêng, tốt nhất luộc nước sôi sau khi sử dụng hoặc đem phơi nắng dưới ánh nắng mặt trời.

    (2) Chăn, màn, quần, áo, ga, gối, đệm của các hộ gia đình trong ổ dịch nên đem phơi dưới ánh nắng mặt trời.

    (3) Thực hiện vệ sinh thông khí tại hộ gia đình: thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để đảm bảo thông khí thoáng cho nhà/phòng ở, nơi làm việc, lớp học hàng ngày.

    (4) Hạn chế các sự kiện tập trung đông người trong khu vực ổ dịch

    (5) Khử trùng buồng bệnh điều trị: Hàng ngày dùng dung dịch khử trùng chứa clo với nồng độ 0,05% clo hoạt tính để lau nền buồng bệnh, bề mặt đồ vật, vật dụng trong phòng bệnh. Hoặc phun dung dịch khử trùng chứa clo với nồng độ 0,1% clo hoạt tính.

    (6) Khử trùng lần cuối khoa phòng điều trị bệnh nhân sau khi tất cả các bệnh nhân ra viện: phải tổng vệ sinh khử trùng nền nhà, tường nhà nơi bệnh nhân điều trị bằng cách phun dung dịch khử trùng chứa clo với nồng độ 0,1% clo hoạt tính sau đó mới được sử dụng trở lại cho tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân khác.

    (7) Xử lý chất thải ô nhiễm của bệnh nhân: Chất thải của bệnh nhân có mang mầm bệnh được khử trùng bằng dung dịch khử trùng chứa clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 trong ít nhất 1 giờ, sau đó đổ vào nhà tiêu riêng.

    (8) Khử trùng phương tiện chuyên chở bệnh nhân: Dùng dung dịch khử trùng chứa clo với nồng độ 0,1% clo hoạt tính phun khử trùng phương tiện, để trong 1 giờ sau đó rửa kỹ lại bằng nước sạch.

    (9) Việc khử trùng các khu vực có liên quan khác bằng biện pháp phun bề mặt với dung dịch khử trùng có chứa 0,1% clo hoạt tính sẽ do cán bộ dịch tễ quyết định dựa trên cơ sở điều tra thực tế với nguyên tắc tất cả các khu vực ô nhiễm, nghi ngờ ô nhiễm và có nguy cơ lây lan dịch cho cộng đồng đều phải được xử lý.

    Ổ dịch bạch hầu kết thúc khi nào?

    Tại Mục 2 Phần II Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu được ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì:

    Ổ dịch bạch hầu kết thúc khi không ghi nhận trường hợp mắc mới trong vòng 14 ngày kể từ ngày ca bệnh cuối cùng được cách ly y tế.

    Ngoài ra, theo Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu ban hành kèm Quyết định 2957/QĐ-BYT năm 2020 thì

    Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn Klebs-Leoffler) gây nên.

    Bệnh thường găp ở trẻ em < 15 tuổi và ở đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ.

    Vi khuẩn thường khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân (tim, thận, thần kinh), nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim.

    Bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và kháng độc tố bạch hầu (SAD) và có thể dự phòng bệnh bằng vắc-xin.

    Tóm lại, số lần phun khử trùng môi trường ổ dịch bạch hầu - nhà bệnh nhân sẽ căn cứ vào tình trạng ô nhiễm thực tế tại ổ dịch để quyết định.

     
    83 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận