- Về Anh Quân:
Điều 19 Luật GTĐB 2008 quy định:
Người điều khiển phương tiện khi dừng đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại điều 18 của Luật này và các quy định sau:
1.Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0.25m và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m.
2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở long đường hè phố tái quy định.
Khoản 4 điều 18 Luật GTĐB 2008 quy định không được dừng đỗ xe ở các vị trí sau:
Bên trái đường một chiều; Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt; Song song với 1 xe khác đang dừng, đỗ; Trên phần đường dành cho người đị bộ qua đường; Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5m tính từ mép đường giao nhau; Nơi dừng của xe buýt; Trước cổng và trong phạm vi 5m hai bên cổng trụ sở cơ quan tổ chức; Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho 1 làn xe; Trong phạm vi an toàn đường sắt; Che khuất biển báo hiệu đường bộ (11 trường hợp)
Như vậy Luật giao thông đường bộ đã quy định các trường hợp trên là vi phạm vào điều kiện dừng đỗ xe trái quy định pháp luật.
Nghị định 146/2007 trước đây và Nghị định 34/2010 hiện nay quy định mức xử phạt đối với 1 số hành vi vi phạm thông dụng (trong số kể trên, tuy nhiên chủ yếu là khoản 4 điều 18). Những hành vi vi phạm còn lai ( chủ yếu là điều 19)được gộp chung vào lỗi dừng đỗ xe ở lòng đường trái quy định pháp luật( trong đó có lỗi dừng đỗ xe nơi có biển báo cấm).
Việc Anh Quân vi phạm và bị xử lý VPHC có thể là 1 trong các trường hợp trên chứ không nhất thiết chỉ là vi phạm dừng đỗ ở nơi có biển báo cấm.
Nhẽ ra khi lập biên bản vi phạm, TTGT phải phân tích cho người vi phạm thấy được sai phạm cụ thể của mình, tâm phục khẩu phục. Khi ghi chung chung là lỗi đỗ xe ở long đường tái quy định pháp luật phải ghi chú rõ là lỗi gì trong số các lỗi kể trên ( ví dụ Lỗi đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên miệng cống thoát nước… chẳng hạn). Khi người vi phạm chưa thống nhất lỗi, không chịu ký vào biên bản thì phải chụp ảnh hiện trường và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác để làm bằng chứng chứng minh vi phạm và mời 02 người làm chứng ký vào biên bản với tư cách người làm chứng. Tuy bài báo có nói đến việc TTGT đã chụp ảnh và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác, nhưng không hiểu do nghiệp vụ kém hay nguyên nhân nào khác mà không chứng minh được sai phạm của đương sự.
Qua phân tích trên các bạn thấy rằng việc anh Quân phản đối việc TTGT lập biên bản và xử phạt VPHC khi không có biển báo cấm là hoàn toàn sai, Có thể anh đã phạm vào 1 trong các lỗi trên ( chủ yếu thuộc điều 19), tuy nhiên do TTGT không chứng minh được hành vi sai phạm của anh nên việc Toà tuyên bác quyết định xử phạt của TTGT là đúng. Kết quả của phiên toà là thất bại của phía TTGT chứ không phải là thắng lợi của Anh quân. Đây là bài học bổ ích cho lực lượng TTGT nói chung khi lập biên bản phải cụ thể, rõ ràng trên cơ sở chứng cứ rõ ràng.
- Về Viện KSND: Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của vị đại diện Viện KSND:
“Khi xử phạt mà ghi chung chung như trong quyết định thì người vi phạm không thể biết được mình vi phạm về cái gì”.
- Về ý kiến của Luật sư( vì ta có giả thiết là nếu 1 bên nào đó có mời Luật sư) :Ý kiến của Tôi có thể coi là ý kiến của Luật sư hay không? Mong được nghe ý kiến của các bạn khác với tư cách là luật sư của các bên
Trên đây là toàn bộ ý kiến của Tôi xung quanh bài báo :Sinh viên Luật thắng kiện Chánh Thanh tra Giao thông vận tải”.
Mong được trao đổi với các bạn. Trân trọng kính chào
Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 12/10/2010 02:36:53 PM