Sinh viên Luật nên làm gì để lấy kinh nghiệm?

Chủ đề   RSS   
  • #450695 30/03/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Sinh viên Luật nên làm gì để lấy kinh nghiệm?

    “Cho em hỏi hiện nay nhiều nơi tuyển dụng yêu cầu phải có kinh nghiệm, như em là sinh viên thì có thể làm những gì để tích lũy kinh nghiệm khi ra trường?” Đây là câu hỏi của một bạn trẻ đang còn là sinh viên năm 1, chắc giờ cũng đã học năm 2 rồi, từng hỏi mình như vậy. Nay lấy lại câu hỏi này để giải đáp chung cho tất cả các bạn sinh viên Luật có mong muốn như bạn trẻ nêu trên:

    Kinh nghiệm thì có nhiều loại, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm giao tiếp và kinh nghiệm hành nghề luật…

    Kinh nghiệm sống thì thường các bạn ở quê lên thành phố có nhiều kinh nghiệm hơn so với các bạn sinh ra và lớn lên ở thành phố, bởi trong một tháng, các bạn phải cân đong đo đếm làm sao để sử dụng vừa đủ số tiền cha mẹ gửi vào để mà trả tiền thuê phòng trọ hay kí túc xá, học phí, sinh hoạt các thứ…

    Kinh nghiệm giao tiếp, kinh nghiệm làm việc… thì thường có thể tích lũy từ các công việc làm thêm của bạn, nên nhớ là những công việc lành mạnh nha, chẳng hạn như gia sư, phục vụ, PG, viết báo…Mỗi công việc khác nhau sẽ cho bạn những kinh nghiệm khác nhau.

    Kinh nghiệm hành nghề luật: sẽ chẳng ai dám đưa cho bạn một bộ hồ sơ của khách hàng đọc khi mà bạn chỉ mới tập tễnh bước vào ghế giảng đường Đại học hay chỉ mới học ĐH 1 2 năm, trừ khi có mối quan hệ quen biết.

    Nếu không quen biêt ai, thì không sao cả, bạn có thể xin thực tập tại các văn phòng luật sư, công ty luật từ những ngày đầu đi học, vào đó làm cái gì cũng được, chỉ đơn thuần là pha trà, rót nước, hay phụ photo giấy tờ, scan giấy tờ, hồ sơ cũng được. Làm việc dần dà lâu dài sẽ tạo mối quan hệ tốt, họ sẽ chỉ dẫn bạn những điều bổ ích hơn cả việc đọc hồ sơ của khách hàng đấy, bởi lúc này, bạn chưa đủ trình để có thể đọc, hiểu và giải quyết nó đâu.

    Bạn nên tham gia các phiên tòa giả định, thường được tổ chức tại các câu lạc bộ của trường để tăng khả năng phản biện, kỹ năng trình bày vấn đề của mình trước tập thể.

    Đi công chứng, chứng thực giấy tờ, hồ sơ hay đi nộp thuế… dùm người nhà (nếu có), đây là việc đơn giản nhưng bạn không nên bỏ qua, vì điều này sẽ giúp bạn biết cách tiếp xúc và làm việc với cơ quan nhà nước như thế nào?

    Rồi còn gì nữa không nhỉ? Các bạn Dân Luật giúp mình thêm lời khuyên cho em nhỏ này với…

    P/S: Nói chứ ai có thành ý muốn học hỏi, muốn tích lũy kinh nghiệm để ra trường không bị thất nghiệp thì không chỉ mình đây và còn nhiều anh, chị, bạn bè rất muốn hỗ trợ để góp phần đẩy lùi cái nạn thất nghiệp đang sắp bùng nổ ở nước mình hiện nay. Các bạn có đồng ý không? 

     
    6813 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    ntdieu (31/03/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #450709   31/03/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Cái này hay đấy :|

    Một trong những ngộ nhận lớn của SV và những em mới ra trường là đồng nhất giữa "kinh nghiệm" và "đã đi làm ở một nơi nào đó rồi". Những bạn này mặc định hiểu rằng chưa đi làm ở đâu nghĩa là chưa có kinh nghiệm.

    Bạn có thể có rất nhiều kinh nghiệm trong khi vẫn còn đi học, chưa từng đi làm ở đâu, chưa từng trực tiếp kiếm ra được đồng nào cả.

    Nếu bạn có em, thì bạn chơi với em, dạy cho em học có thể giúp bạn có kinh nghiệm huấn luyện, kinh nghiệm giao tiếp với người khó bảo, kinh nghiệm thuyết phục, ...

    Nếu bạn may mắn được làm lớp trưởng thì rất dễ để khoe rằng bạn có 4 năm kinh nghiệm lãnh đạo một tập thể mấy chục người. Ở nhiều công ty thì phải là một chức vụ rất to mới được quản lý mấy chục người

    Nếu bạn không phải là lớp trưởng, bạn vẫn có thể khoe về kinh nghiệm lãnh đạo nếu bạn kể ra được bạn đã làm gì khi làm bài tập nhóm, khi bạn tổ chức một chuyến đi chơi.

    Nếu nhà bạn nghèo, cha mẹ không cho bạn được nhiều tiền mà bạn vẫn xoay xở để học hết mấy năm đại học trong khi không đi làm thêm thì rõ ràng bạn có thể nói về kinh nghiệm quản lý tài chính,

    Nếu nhà bạn nghèo, bạn phải đi làm thêm để có tiền đi học, hãy khoe về kinh nghiệm quản lý thời gian để vừa làm thêm mà vẫn không (hoặc ít) bỏ học.

    v..v..

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (31/03/2017) luuyenngoc1990@gmail.com (06/05/2017)
  • #450715   31/03/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Nhờ cái comment của bạn ntdieu mà mình học được nhiều thứ à nha :'(

     
    Báo quản trị |  
  • #454884   28/05/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Cảm ơn những thông tin mà bạn đã chia sẻ. Bây giờ đi tìm việc ở bất cứ đâu yêu cầu kinh nghiệm cũng đều được đòi hỏi như bằng cấp vậy. Điều đó vô tình chung đã làm giảm tính cạnh tranh của các sinh viên mới ra trường. Hy vọng các bạn sinh viên sẽ cố gắng tích lũy kinh nghiệm khi vẫn còn đang đi học để bản thân thật sự sẵn sàng khi đi xin việc

     
    Báo quản trị |  
  • #461173   14/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    Thực tế thì hiện nay phần lớn mọi người thường có suy nghĩ là phải đi làm ở đâu đó rồi mới được coi là có kinh nghiệm, ví dụ một người làm việc ở một công ty 10 năm thì có mười năm kinh nghiệm, 5 năm thì 5 năm kinh nghiệm, theo mình thì không hợp lý lắm, có thể họ chỉ có 1 kinh nghiệm và lặp đi lặp lại n lần năm, kinh nghiệm là những thứ mới được rút ra trong quá trình lao động, học tập, nếu 10 năm mà học chẳng có thứ gì cải tiến thay đổi thì nó chả phải kinh nghiệm mà đó chỉ là sự lặp lại trong 10 năm mà thôi.

     
    Báo quản trị |