Sinh viên Luật: Thưa Bộ trưởng! Việt Nam có nhất thiết phải xây nhiều thủy điện hay không?
Bộ trưởng: Tất nhiên là cần, vì nhu cầu về năng lượng của nước ta ngày một gia tăng.
Sinh viên Luật: Nếu xây thủy điện thì phải phá rừng, như vậy dễ xảy ra lũ lụt vào mùa mưa vì không còn rừng giữ nước?
Bộ trưởng: Chúng tôi xây dựng có kế hoạch và đảm bảo tối ưu lợi ích kinh tế.
Sinh viên Luật: Dẫu có kế hoạch thì rừng cũng bị phá, mà một khi rừng bị phá thì hậu quả rất là khó lường. Nhu cầu về điện ngày một gia tăng nhưng đâu nhất thiết phải là thủy điện thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng: Chúng tôi đã tính toán kỹ lưỡng khi xây dựng thủy điện, bảo đảm tất cả lợi ích đều phục vụ nhân dân.
Sinh viên Luật: Vậy vụ thủy điện xả lũ ở miền Trung vừa rồi thì sao thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng: Cái đó là do thiên tai, nếu không xả sẽ vỡ đập mà vỡ đập lại gây hậu quả nghiêm trọng hơn.
Sinh viên Luật: Tôi nghĩ cái đó là “nhân tai”, nếu không có thủy điện thì đâu có trận lũ lịch sử tan hoang như thế?
Bộ trưởng: Thưa đồng chí! Dù gì thì thủy điện cũng có tầm quan trọng trong việc cung cấp điện năng cho đất nước, chúng ta phải biết đánh đổi lợi ích nhỏ để phục vụ lợi ích lớn.
Sinh viên Luật: Vậy hàng chục người chết, biết bao tài sản của người dân bị lũ cuốn trôi là lợi ích nhỏ hay sao thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng: Vấn đề này tương đối dài dòng tôi sẽ trả lời sau cho đồng chí bằng công văn một cách cụ thể nhất.
Lưu ý: Câu chuyện được hư cấu để nói lên sự bất cập của thủy điện hiện nay.
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 19/11/2013 04:25:57 CH