Shopee đã bị trục lợi, chiếm đoạt tài sản như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #612327 04/06/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 10

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (867)
    Số điểm: 13788
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 287 lần


    Shopee đã bị trục lợi, chiếm đoạt tài sản như thế nào?

    Nhóm đối tượng dùng thủ đoạn trục lợi hơn hàng chục tỉ đồng từ công ty TNHH Shopee. Cơ quan cảnh sát điều tra đã vào cuộc và bắt, khởi tố các bị can liên quan đến vụ việc

    (1) Shopee đã bị trục lợi, chiếm đoạt tài sản như thế nào?

    Vài tháng trước đây, Shopee đã gửi đi thông tin: Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 đối tượng về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của Công ty TNHH Shopee.

    Theo thông tin, nhóm đối tượng lợi dụng việc sàn thương mại điện tử (TMĐT) Shopee thường xuyên cung cấp các đợt khuyến mãi, giảm giá dưới dạng các voucher, mã giảm giá có giá trị cao, bằng thủ đoạn chính là đặt đơn hàng ảo trên Shopee, nhóm này tạo ra các giao dịch ảo với giá trị hàng chục tỉ đồng và thông qua đó tiến hành chiếm đoạt giá trị các mã giảm giá mà Shopee tài trợ cho những người mua hàng trên sàn TMĐT Shopee.

    Các đối tượng này đăng ký gian hàng trên Shopee và hợp tác với gian hàng có sẵn trên Shopee hoặc tự đăng ký gian hàng tham gia chương trình Affiliate và thiết lập gian hàng ảo đưa các thông tin của các mặt hàng lên gian hàng ảo - giống như gian hàng bình thường.

    Sau đó, các đối tượng lên MXH mời gọi, tuyển thành viên vào các nhóm đặt hộ đơn trên Zalo hoặc Facebook và có trả công hoặc nhờ người quen đặt hộ đơn hàng.

    Sau khi đã tuyển được thành viên, đối tượng chủ mưu hướng dẫn thành viên cách tìm kiếm mã giảm giá trên ứng dụng Shopee. Người được thuê thực hiện đặt đơn ảo, thiết lập địa chỉ ảo bằng ám hiệu để nhận biết là đơn hàng ảo, khi đã đến thời điểm thích hợp, các thành viên đặt hộ sẽ tiến hành đạt đơn theo thông tin của đối tượng chủ mưu gửi trong nhóm.

    Khi đơn hàng đã được đặt thành công, gian hàng tiến hành gói hàng, bên ngoài trông như một gói hàng bình thường nhưng bên trong lại rỗng ruột hoặc đặt các sản phẩm không có giá trị như tấm bìa, chai nước, bìa gỗ…

    Đến lúc giao hàng, các đối tượng cấu kết với nhân viên vận chuyển hoặc lợi dụng lỗ hổng trong quá trình vận chuyển để thanh toán cho nhân viên vận chuyển ngay khi đưa hàng đến kho của đơn vị vận chuyển (gạch đơn). Sau đó, người mua đơn ảo ấn “đã nhận hàng” trên ứng dụng Shopee ngay lập tức sau khi gói hàng ảo đã giao thành công và các đối tượng sẽ chiếm đoạt tiền, hoa hồng và mã giảm giá từ Shopee.

    Theo đó, nhóm đối tượng đã bị bắt và bị truy tố trách nhiệm hình sự tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo Điều 290 Bộ Luật Hình sự 2015.

    (2) Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?

    Theo quy định tại Điều 290 Bộ Luật Hình sự 2015, người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ

    - Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ

    - Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản

    - Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản

    - Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản

    Ngoài ra, tội danh này còn có khung hình phạt tù tăng nặng lên đến 20 năm khi chiếm đoạt tài sản hoặc gây thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên, bên cạnh đó còn bị phạt thêm từ 20 triệu đến 100 triệu, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Từ sự việc trên, người dân không nên tham gia các hội nhóm đặt đơn ảo trên Facebook, Zalo, Telegram hay các nền tảng mạng xã hội khác để tránh tiếp tay cho các nhóm tội phạm lừa đảo các sàn TMĐT; hoặc chính mình có thể trở thành nạn nhân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua thủ đoạn làm nhiệm vụ việc nhẹ lương cao.

     
    262 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận