Hiện nay, về cơ bản, các việc như bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ; quy họach, điều động, luân chuyển cán bộ; xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm; đánh giá, phân loại; nghỉ hưu đối với cán bộ đã có các văn bản quy định.
Riêng việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, thẩm quyền áp dụng, trình tự, thủ tục thực hiện hiện nay chưa có văn bản quy định cụ thể, gây ra nhiều vướng mắc trong thời gian qua, do vậy, việc sớm ban hành Nghị định hướng dẫn Luật cán bộ, công chức 2008 về xử lý kỷ luật đối với cán bộ là điều cần thiết.
Tại Dự thảo Nghị định này quy định cụ thể về hành vi vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật, trong đó, thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của cán bộ vi phạm là yếu tố xem xét tăng nặng, giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.
Đồng thời không áp dụng hình thức phạt hành chính hoặc kỷ luật về Đảng thay cho hình thức kỷ luật.
Dưới đây là bảng tổng hợp các hành vi vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật:
Hình thức xử lý kỷ luật
|
Hành vi vi phạm
|
Khiển trách
|
- Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ.
- Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành được phân công mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức.
- Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức.
- Tự ý nghỉ việc, tổng số ngày từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong 01 tháng.
- Sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức để vụ lợi.
- Sử dụng tài sản công trái pháp luật.
- Vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; chính sách dân số và kế họach hóa gia đình; phòng chống tệ nạn mại dâm và các quy định pháp luật khác có liên quan đến cán bộ, công chức.
|
Cảnh cáo
|
- Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cơ quan có thẩm quyền.
- Lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ lợi.
- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, được dự thi nâng ngạch công chức.
- Tự ý nghỉ việc, tổng số ngày từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong 01 tháng.
- Sử dụng tráo phép chất ma túy bị cơ quan công an thông báo về cơ quan cán bộ đang công tác.
- Vi phạm mức độ nghiêm trong quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; chính sách dân số và kế họach hóa gia đình; phòng chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.
|
Cách chức hoặc bãi nhiệm
|
- Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành được phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng.
- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, giữ chức vụ, chức danh cán bộ.
- Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
- Tự ý nghỉ việc, tổng số ngày nghỉ từ 07 ngày làm việc trở lên trong 01 tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong 01 năm mà đã được cơ quan quản lý cán bộ thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp.
- Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng trong quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kỷ luật lao động, bình đẳng giới, chính sách dân số và kế họach hóa gia đình, phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức.
|
Chưa xem xét kỷ luật đối với trường hợp cán bộ đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ cho phép, hoặc trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền, hoặc đang mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, đang bị tạm giữ, tạm gia chờ kết luận của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử.
Miễn trách nhiệm kỷ luật đối với cán bộ được xác nhận trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự hoặc phải chấp hành quyết định của cấp trên, được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng khi thi hành công vụ.
Chỉ có 02 tháng để ra quyết định xử lý kỷ luật cán bộ
Thời hạn tối đa 02 tháng kể từ ngày phát hiện cán bộ có hành vi vi phạm pháp luật đến ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Có thể kéo dài hơn nếu vụ việc liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác.
Xem chi tiết tại Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật cán bộ, công chức 2008 về xử lý kỷ luật đối với cán bộ tại file đính kèm.