Sẽ xây dựng nghị định mới để bình ổn thị trường vàng?

Chủ đề   RSS   
  • #610396 09/04/2024

    btrannguyen
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (239)
    Số điểm: 3136
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 52 lần


    Sẽ xây dựng nghị định mới để bình ổn thị trường vàng?

    Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 44/NQ-CP năm 2024. Trong đó, nổi bật là yêu cầu xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 24/2012/NĐ-CP để bình ổn thị trường vàng.

    Sẽ xây dựng nghị định mới để bình ổn thị trường vàng?

    Hiện nay thị trường vàng đang hoạt động sôi nổi. Giá vàng thế giới tiếp đà tăng cao, giá vàng trong nước cũng tiếp tục lập kỷ lục mới trong thời gian gần đây. Thị trường vàng có nhiều biến động, diễn biến không ổn định, chứng tỏ Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã bộc lộ những bất cập cần kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.

    Nắm được tình hình đó, tại Nghị quyết 44/NQ-CP năm 2024, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp bình ổn thị trường vàng, xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    Chính phủ yêu cầu khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động thị trường vàng để phát triển thị trường vàng ổn định, lành mạnh, minh bạch, hiệu quả, bền vững, không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế.

    Giá vàng theo quy định pháp luật hiện hành

    Trách nhiệm của NHNN

    Theo Điều 16 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của NHNN như sau:

    - NHNN có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định.

    - NHNN được bổ sung vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước.

    - Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp sau đây:

    + Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

    + Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

    + Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

    - Ngân hàng Nhà nước cấp, thu hồi:

    + Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

    + Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

    + Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.

    + Giấy phép mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định.

    + Giấy phép đối với các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

    - Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động kinh doanh vàng khác.

    - Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    Nguyên tắc quản lý vàng 

    Theo Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định như sau:

    - Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật.

    - Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.

    - Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

    - Quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

     

    - Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

    - Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

    - Hoạt động phái sinh về vàng của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo Điều 105 Luật các tổ chức tín dụng.

    - Các hoạt động kinh doanh vàng khác, trừ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, hoạt động mua, bán vàng nguyên liệu trong nước của doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và các hoạt động quy định là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. 

    Tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.

    Như vậy, hiện nay giá vàng sẽ không được một cơ quan, đơn vị nào quy định mà sẽ được NHNN quản lý, can thiệp, bình ổn thông qua các phương pháp phù hợp. Vì thế, giá vàng trong nước sẽ phụ thuộc nhiều vào thị trường vàng thế giới và cung cầu trong nước.

     
    85 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận