Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang trong quá trình tiếp nhận ý kiến để hoàn tất Thông tư hướng dẫn Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Dưới đây là một số nội dung chính:
1. Hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi
- Có thể xem xét kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi khi họ đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám, chữa bệnh, thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Việc kéo dài này bằng phụ lục hợp đồng lao động, thời hạn hợp đồng lao động kéo dài không quá 36 tháng với hợp đồng lao động xác định thời hạn, theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Nếu ký hợp đồng lao động mới, chỉ được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn, theo mùa vụ hay theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Nếu người lao động cao tuổi đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì 02 bên thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hay chấm dứt hợp đồng lao động cũ và ký hợp đồng lao động xác định thời hạn mới.
Lưu ý: Nếu ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu, ngoài việc trả tiền lương hàng tháng thì họ phải được trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN và tiền nghỉ phép hàng năm.
2. Được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Tại nội dung này, quy định một số vấn đề liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc, tuy nhiên có phải do thiếu sót của các nhà làm luật, đã chưa dự liệu trường hợp người lao động bị quấy rối tình dục bởi người sử dụng lao động. Nếu vậy thì quy định tại Khoản 3 dưới đây có tác dụng không?
1. Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc là trường hợp người lao động bị người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức; cá nhân trực tiếp sử dụng lao động hoặc người khác có một trong các hành vi cử chỉ, lời nói hoặc phi lời nói có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của người lao động mà người lao động không mong muốn, gây phiền hà, cản trở, đe dọa thực hiện công việc của người lao động, tạo ra môi trường làm việc không lành mạnh, như: sờ mó, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp hay hôn; lời nói khiếm nhã, gợi ý gạ gẫm quan hệ tình cảm; đe dọa quan hệ tình dục; gửi tin nhắn, hình ảnh, vật với nội dung tình dục; cử chỉ không mong muốn, ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn và các hành vi khác.
....
3. Khi bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người lao động cần thông báo ngay với người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở để có biện pháp giải quyết. Ngay khi được thông báo về việc người lao động bị quấy rối tình dục, người sử dụng lao động cần phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kỷ luật lao động đối với các hành vi vi phạm.
....
|
3. Hướng dẫn xử lý kỷ luật trường hợp người lao động đang mang thai hộ
- Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động với người lao động mang thai hộ trong thời gian hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày kể từ ngày sinh đứa trẻ mang thai hộ.
- Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian nuôi đứa trẻ mang thai hộ dưới 12 tháng tuổi cho đến thời điểm giao đứa trẻ.
- Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động là cha đẻ, mẹ đẻ nhờ mang thai hộ sau khi nhận lại con dưới 12 tháng tuổi.
Xem chi tiết tại file đính kèm bên dưới.
Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 17/04/2015 10:22:38 SA