Liên quan đến vụ nữ sinh giao gà ở Điện Biên, mới đây kẻ bị cáo buộc siết cổ cô gái giao gà kêu oan, Công tiếp tục khai anh ta bị đánh đập nên phải khai như trong hồ sơ để giữ tính mạng. Chưa bàn đến tình tiết nội dung vụ án, dưới đây là vấn đề pháp lý có liên quan đến việc bức cung, dùng nhục hình nếu có trong quá trình hỏi cung. (Xem chi tiết nội dung vụ án: TẠI ĐÂY)
Về nguyên tắc để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này.
Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.
Khoản 5, Điều 183 BLTTHS quy định về Hỏi cung bị can như sau:
5. Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Trường hợp cần kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án hoặc khi bị cáo tố cáo bị bức cung, dùng nhục hình, Hội đồng xét xử quyết định việc cho nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh liên quan tại phiên tòa. Điều 313 BLTTHS 2015
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015:
Tội dùng nhục hình điều 373 và tội Bức cung điều 374 tùy theo tính chất hành vi và hậu quả mà mức độ xử lý sẽ khác nhau nặng nhất là chung thân. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Để bảo vệ quyền lợi của mình:
Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cập nhật bởi shin_butchi ngày 26/12/2019 04:36:24 CH