Sau khi mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp sẽ như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #503716 30/09/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 82 lần


    Sau khi mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp sẽ như thế nào?

    Bàn về vấn đề phá sản của doanh nghiệp, chúng ta có hai khái niệm liên quan đó là “phá sản” và “doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán”, pháp luật liên quan giải đáp như sau:

    Phá sản được hiểu là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản (Khoản 2, Điều 4 Luật phá sản 2014).

    Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán (Khoản 1, Điều 4 Luật phá sản 2014).

    Và một khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp cần nắm chắc 02 vấn đề dưới đây để tránh gặp khó khăn trong quá trình giải quyết cho doanh nghiệp phá sản:

    Thứ nhất, sau khi có quyết định , doanh nghiệp và hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm Phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

    Trong trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm những hoạt động bị cấm thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của hội nghị chủ nợ, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

             

    Thứ hai, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, bao gồm:

    - Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;

    - Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã;

    - Từ bỏ quyền đòi nợ;

    - Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu thực hiện các hoạt động bị cấm nêu trên thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

     
    13262 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận